Chuông
Đồng
Chúng
ta không thể phủ nhận sự hữu dụng của công nghệ
ngày nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin từ mọi lĩnh vực,
nó làm cho thế giới “phẳng” hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó đó chính là tạo ra
sự “hỗn loạn” cho người muốn thu thập và xử lý thông tin. Gây ra hiện tượng
“vàng thau lẫn lỗn”, chúng ta nhiều khi không biết tin vào đâu. Do đó đứng trước
những luồng thông tin khác nhau, chúng ta cần có thái độ bình tĩnh, có phương pháp
để phân biệt được “thật giả” trong bể thông tin nhiều chiều như hiện nay.
Có
thể khẳng định, ngày nay với sự vượt trội của khoa học công nghệ, chúng ta dễ
dàng tiếp cận thông tin với nhiều kênh
khác nhau: báo mạng, mạng xã hội… giúp chúng ta tìm hiểu sự việc với nhiều góc
nhìn khác nhau. Tuy nhiên không phải thông tin nào cũng thực sự cần thiết và
chính xác như chúng ta vẫn nghĩ. Tại sao vậy? Chúng ta thử lấy ví dụ một kênh
thông tin phổ biến hiên nay đó chính là báo mạng, để thấy được tại sao chúng ta
cần hết sức thận trọng trước “bão” thông tin liên tục “tấn công” chúng ta.
Báo
mạng là một kênh thông tin vô cùng nhanh chóng và hiệu quả, giúp chúng ta có thể
dễ dàng tiếp nhận các thông tin mang tính thời sự nhất của thế giới cũng như những
vấn đề nóng bỏng ở trong nước đang từng ngày, từng giờ xảy ra. Tuy nhiên một vấn đề của nó đó chính là an
toàn thông tin và sự chính xác của thông tin. Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các đơn vị phát hành mà đôi khi thông tin được đưa ra một cách tùy tiện, nhằm tạo
hiệu ứng, gây shock để thu hút độc giả. Nhiều thông tin chưa được kiểm chứng đã
bị chụp mũ và đưa ra kết luận phiến diện trước cả…..chuyên gia. Điều đó gây hiệu
ứng không tốt với sự việc đã xảy ra, nhiều khi tạo ra luồng dư luận cực đoan,
tâm lý xấu trong nhân dân. Gây ảnh hưởng rất xấu đến tình hình an ninh, trật tự
và định hướng xã hội.
Có
thể vị dụ cụ thể: Trong năm 2014 lợi dụng tình hình biển Đông căng thẳng, kết hợp
với những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng, các đối tượng không chung “hệ
tư tưởng” kích động, biểu tình, đập phá ở Bình Dương, gây ảnh hưởng rất xấu cho
hình ảnh thân thiện của con người Việt Nam.
Gần
đây, với vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, dư luận đã dậy sóng,
bất bình với sự nguy hiểm của sự việc. Tuy nhiên, nhiều tờ báo, nhiều nguồn
thông tin lại cố tình đưa những thông tin giật gân, đốn tim bạn đọc để câu
view: như vụ thử nghiệm cá chết trong vòng 2 phút với nước Vũng Áng, thủy triều
đỏ…. Đặc biệt các đối tượng “nhận tiền của nước ngoài để đấu tranh cho nhân dân
Việt Nam” kích động biểu tình vì môi trường, tuy nhiên đằng sau tầm màn nhung lại
là mục đích chính trị khác.
Đây
là chỉ riêng báo mạng chúng ta cũng thấy sự nhộn nhạo của thông tin thu thập được.
Vậy còn mạng xã hội nữa, còn cả các anh hùng núp nữa thì rõ ràng sự hỗn loạn là
không thể tránh khỏi. Người dân Việt Nam có quyền phẫn lỗ trước những thông tin
gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của nhân dân trên mảnh đất hình chữ S này, tuy
nhiên nếu đó là sự phẫn lỗ có cơ sở, căn cứ chứng minh. Còn nếu người dân vội
vã kết luận, nổi giận với những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng của khoa học.
Thực sự đó là lựa chọn không khôn ngoan một chút nào. Nhiều khi chúng ta đang bị
“cá nhân nào đó dùng dây thừng xuyên qua hai lỗ mũi và dắt đi” mà không hay biết.
Do đó mà chúng ta hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận ma trận thông tin này. Hãy xử
lý một cách thông minh để “tiêu hóa” hết những thông tin, dù là khó tiếp nhận
nhất.
Làm
gì trước sự “hỗn loạn” thông tin như hiện nay: BÌNH TĨNH VÀ CÓ PHƯƠNG PHÁP. Mạng
internet có thể nói là vùng trời tự do tuyệt đối. Những thông tin trên mạng
luôn phải đương đầu với sự xâm nhập của những nguồn thông tin xấu, không lành mạnh
vốn đầy rẫy trên mạng internet. Khi đó chúng ta cần làm gì đây? Chúng ta không
có mẫu số chung cách tiếp nhận thông tin từ ma trận này. Nhưng thiết nghĩ chúng
ta luôn phải giữ một thái độ bình tĩnh, biết cách tổng hợp, phân tích các nguồn
thông tin. Luôn đặt sự việc trong một bối cảnh cụ thể. Vì chính bối cảnh là một
phần dẫn đến sự việc, hiện tượng. Nếu chỉ suy nghĩ một cách phiến diện, chúng
ta dễ mắc phải “bẫy” thông tin như hiện nay.
Có
câu “ trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng một thử”. Sự vật, hiện
tượng không tự mình nói nên bản chất của chính nó, nó thường được thể hiện qua
những lăng kính khác nhau của các cá nhân, và nhiều khi nó bị bẻ cong, bóp méo
sự thật. Do đó nếu không có những nguồn thông tin chính thống, xác đáng chúng
ta dễ dàng vấp phải tử tưởng cực đoan không chính đáng. Đừng HẤP TẤP và có
PHƯƠNG PHÁP, đó phương châm mà chúng ta cần nhớ như hằng đẳng thức để thu thập
và xử lý thông tin một cách tốt nhất.