DƯƠNG
GIA HUY
Trong khoảng thời gian từ cuối tháng
4 và đầu tháng 5/2015 đã xảy ra liên tiếp những vụ chìm tàu chở người nhập cư
trái phép ở Địa Trung Hải. Những vụ việc nghiêm trọng này khiến các nước thành
viên EU phải họp khẩn cấp để đưa ra một chiến lược mới nhằm ngăn chặn làn sóng
nhập cư trái phép qua đường biển. Có ý kiến cho rằng nên trả người nhập cư trái
phép về quê nhà hoặc giữ họ lại trong các trại tị nạn hay đánh đắm tàu chở người
nhập cư trái phép để răn đe các tổ chức buôn người… Những ý kiến này hiện còn rất
nhiều tranh cãi bởi nó liên quan đến mạng sống của quá nhiều người.
Người nhập cư trái phép vào châu Âu, ảnh minh họa |
Thông tin từ Cơ quan giám sát biên
giới Châu Âu trong năm 2014, EU đã tiếp nhận gần 626.000 đơn đề nghị được bảo vệ,
con số đơn xin tị nạn chính trị cao nhất ở khu vực này kể từ 12 năm qua. Tuy
nhiên, chỉ có 274.000 người được chấp nhận nhập cư, tăng gấp 3 lần so với năm
2013. Cũng trong năm 2014, gần 3.500 người di cư đã thiệt mạng trên hành trình
vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Những người này phần lớn là dân trốn chạy xung
đột ở Syria, khoảng 60.000 người. Ngoài ra, người nhập cư vào châu Âu cũng đến
từ Eritrea, Sudan, hay Iraq. Phần lớn người nhập cư trái phép tập trung ở
Lybia, nơi có mạng lưới buôn người phát triển mạnh và tìm cách cập các bến cảng
ở Italia. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, Italia đã cứu hàng chục tàu thuyền chở
gần 10.000 người nhập cư trái phép gặp nạn ở Địa Trung Hải, gần bờ biển nước
này. Ngoài ra, còn có hàng nghìn người nhập cư trái phép bị thiệt mạng trên biển.
Có thể kể đến ở đây vụ chìm tàu chở 950 người nhập cư trái phép đến từ Bắc Phi,
con tàu này bị chìm ở Địa Trung Hải, cách đảo Lampedusa - miền Nam Italia khoảng
193 km, cách bờ biển Lybia 90 km, nâng tổng số người nhập cư trái phép chết
chìm trong vùng biển giữa Lybia và Italia lên gần 2000 người. Tuyến đường vượt
biển qua Địa Trung Hải đã trở thành lựa chọn ưu tiên của những người nhập cư bất
hợp pháp từ năm 2008 - khi xảy ra các cuộc xung đột và cách mạng màu ở Trung
Đông và Bắc Phi.
Việc nhập cư ồ ạt và bất hợp pháp
vào châu Âu khiến cho EU phải tăng gấp 3 lần ngân sách cho hoạt động tìm kiếm,
cứu hộ trên biển của khối và phải tăng cường lực lượng quân sự cho việc giám
sát các hoạt động trên biển, nhất là đối với các tàu nhập cư. Bên cạnh đó, việc
nhập cư ồ ạt này cũng gây nên cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp châu Âu, nguy
cơ mất ổn định về an ninh trật tự… khiến các nhà lãnh đạo EU phải đau đầu tìm
ra giải pháp.
Chính chiến tranh là nguyên nhân
gián tiếp đẩy những con người xấu số kia đến với cái chết. Khi chiến tranh xảy
ra, không ai có thể sinh sống, làm ăn một cách bình thường được. Bao nhiêu tiền
của được dồn hết vào vũ khí, vào súng đạn thì tiền đâu để mua lương thực, thực
phẩm và các nhu yếu phẩm khác chứ chưa nói đến việc đầu tư cho giáo dục, y tế.
Cứ như vậy, cuộc sống của người dân các nước đang xảy ra chiến tranh như Syria,
Irac, Lybia… ngày càng trở nên tồi tệ. Đói nghèo và hằng ngày nơm nớp sợ rằng
ra đường mình sẽ là người xấu số gặp phải những kẻ đánh bom liều chết hay một
quả đạn pháo rơi vào… Đây chính là những động lực thúc đẩy người dân những nước
này phải rời bỏ nhà cửa, rời bỏ quê hương, vượt biên trái phép để đi đến những
nước phát triển ở châu Âu như Anh, Đức, Pháp… những nước được coi là miền đất hứa
đối với những con người đói khổ kia.
Vậy tại sao lại có chiến tranh? Bằng
thực tiễn và lý luận chúng ta có thể lý giải được rằng nguồn gốc sâu xa của chiến
tranh đó là tranh giành quyền lực, tranh giành vị trí thống trị trong đất nước.
Điển hình cho việc tranh giành quyền lực này đó là những cuộc “cách mạng màu”, “cách
mạng cam” hay “cách mạng hoa nhài”. Từ những đất nước yên ổn biến thành bất ổn
về chính trị, các phe phái tranh giành quyền lực rồi nội chiến liên miên, kinh
tế đi xuống, cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực. Đây chính là lý do sâu
xa khiến những người dân các nước này phải di cư.
Nhìn người mới ngẫm đến ta. Ở đâu đó
vẫn có những kẻ tuyên truyền rằng ở Việt Nam không có dân chủ, không có nhân
quyền. Nhưng dân chủ, nhân quyền mà làm gì khi người dân phải đói khổ, phải rời
bỏ đất nước. Các đối tượng có tư tưởng thù địch với chúng ta luôn tuyên truyền,
cổ súy cho những hành động được gọi là “làm cách mạng” giống như cách mạng cam ở
Ukraina, cách mạng hoa nhài ở các nước Trung Đông và Bắc Phi, bọn chúng cho rằng
làm giống như các nước kia mới là có dân chủ, có nhân quyền. Nhưng thực tế thì
sao? Nền chính trị của các nước này liên tục bất ổn. Biểu tình, tuần hành diễn
ra liên miên; rồi bạo lực xảy ra, xung đột vũ trang và cuối cùng là nội chiến.
Người dân - đối tượng hướng đến của việc đòi đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền,
chính họ lại là những nạn nhân của những kẻ vô nhân tính, ngồi ngoài muốn trục
lợi trên chính máu và nước mắt của những người dân khốn khổ.
Nhìn các nước châu Âu đang phải đau
đầu nhức óc để tìm ra giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ này,
chúng ta mới thấy Việt Nam chúng ta vẫn còn rất hạnh phúc. Chúng ta có nền
chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày một được nâng
cao, tuy rằng vẫn còn một số hạn chế tồn tại nhưng so với đất nước của những
người di cư kia thì đất nước của chúng ta vẫn là nơi đáng để sống, làm việc và
cống hiến.