Ngày
18-02-2014, một số người tự xưng là những “nhà này, nhà nọ” chém gió ào ào trên
các mạng xã hội đã ra một cái tuyên cáo rằng: “Chúng tôi trân trọng tuyên bố
chính thức thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”. Cái kiểu kéo bè, kết
đảng “mèo mả gà đồng” này thực chất nhằm mục đích thể hiện cái ta đây là những
“nhân sĩ”, “ái quốc”. Hoạt động của họ không có gì khác là viết bài xuyên tạc,
vu cáo, thóa mạ những thành tựu mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã đạt được kể từ
khi công cuộc đổi mới được tiến hành, hòng lừa bịp bà con kiều bào ở xa Tổ quốc
để moi tiền và làm tiền đồn cho các tổ chức thù địch với Việt Nam để kiếm tài
trợ, để thảo mãn cái khát vọng hoang tưởng của bọn chúng.
 |
Hội cựu tù nhân lương tâm (Former Vietnamese Prisoners of Conscience) một tổ chức trá hình chống Đảng, Nhà nước |
“Hội cựu tù
nhân lương tâm” nói toạc ra chỉ là hội “68 tên tội phạm”. Nói thế bởi vì đó là
nơi tập hợp những kẻ vi phạm pháp luật, bị các cơ quan thực thi pháp luật Việt
Nam xử lý. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là: Một số người có tham vọng chính
trị theo kiểu “đục nước thả câu”, “cháy nhà hôi của”, muốn trục lợi cá nhân,
đánh bóng tên tuổi; một số người có nhận thức mơ hồ, không phân biệt được phải trái,
đúng sai, bị kích động, lôi kéo, ngày càng lún sâu vào con đường lầm lạc, chống
phá, gây bất ổn xã hội. Nhìn vào các cáo trạng của họ ta có thể thấy rằng, mục
tiêu chủ yếu của họ vẫn là những hoạt động nhằm phủ định chủ nghĩa Mác - Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tấn công trực diện vào Cương lĩnh, đường lối đổi mới
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng lãnh đạo. Họ ngộ nhận rằng mình là tài
giỏi, xuất chúng, có thể xoay chuyển được thời thế, lật đổ được chế độ, để khi
“cách mạng dân chủ mới” thành công sẽ làm ông này, bà nọ... “68 hội viên” ký
tên kêu gào đồng bào ở hải ngoại và các tổ chức ngoại bang can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam, dân tộc Việt Nam yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt Nam phải
làm thế này, thế kia để: “Mọi tù nhân phải được đối xử như những con người,
phải được tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước theo dõi chế độ giam giữ họ”.
Lại còn hoang tưởng tâm thần đến mức: “Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đấu
tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm tôn trọng nhân quyền, thăng tiến
tự do xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được
biểu đạt trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và hai Công ước Quốc tế về các
quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội”...Đại loại là như vậy!
Chúng
ta cùng điểm danh một vài vị có số có má trong cái “danh sách hảo hán hội Cựu
tù nhân lương tâm” và nhìn vào “tài năng”, “đức độ” của các vị này.
Nguyễn
Văn Đài bị tuyên phạt 4 năm tù giam, 4 năm quản chế. Lê Thị Công Nhân
bị án phạt 3 năm từ giam, 4 năm quản chế, Lê Thị Công Nhân bị án phạt 3 năm tù
giam, 3 năm quản chế. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và kết
quả thẩm vấn, tranh luận công khai tại phiên tòa, từ năm 2006 đến ngày bị bắt,
Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã sử dụng Văn phòng Luật sư Thiên Ân ở số
10 phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) do Nguyễn Văn Đài làm Trưởng Văn phòng để thực
hiện hành vi tuyên truyền, đả kích chính quyền nhân dân và làm ra, tàng trữ,
lưu hành nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày
20 -1-2010, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm
đối với 4 đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê
Thăng Long phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Định thừa
nhận mình đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu và 32 quyển sách có nội
dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 3 -
2009, Định có tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh “bất bạo động”
lật đổ chính quyền nhân dân do tổ chức khủng bố “Việt Tân” tổ chức tại Thái
Lan. Tại tòa, Nguyễn Tiến Trung rất ăn năn, hối hận vì những việc làm vi phạm
pháp luật của mình: “Do nhận thức sai, hành vi của bị cáo giờ đây không chỉ làm
ảnh hưởng đến gia đình, cha mẹ, bạn bè mà còn chống lại Nhà nước và nhân dân
Việt Nam...”. Tại tòa Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long thừa nhận: Do có sự
nhìn nhận, đánh giá chủ quan về các hiện tượng tiêu cựu xảy ra trong xã hội nên
nảy sinh tư tưởng bất mãn với với chế độ... Vì vậy, từ cuối năm 2005, Thức
thành lập tổ chức “Nhóm nghiên cứu Chấn” và viết bài tuyên truyền, lôi kéo một
số đối tượng tham gia tổ chức này hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Thức đã liên hệ chặt chẽ với tổ chức phản động có tên “Đảng dân chủ Việt Nam”
cùng Nguyễn Sỹ Bình, Lê Công Định bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động
như: Xây dựng kế hoạch tổng thể dưới dạng cuốn sách có tên gọi “ Con đường Việt
Nam” nhằm thay đổi thể chế chính trị, đề ra kế hoạch 5 người, nhận trách nhiệm
thành lập tổ chức “Đảng xã hội Việt Nam”
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phát triển lực
lượng cho tổ chức “Đảng dân chủ Việt Nam”. Trong quá trình làm việc với cơ quan
điều tra, ngoài việc thừa nhận hành vi phạm tội của mình các đối tượng đều xin
Nhà nước rộng lượng khoan hồng, miễn giảm hình phạt. Theo khai báo của 4 người
này, mọi hoạt động chống phá, bôi nhọ chế độ đều được bọn phản động lưu vong ở
nước ngoài trả “lương”.
Nguyễn
Đan Quế, thường trú tại phường 3, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ sau
30-4-1975 đến nay, Nguyễn Đan Quế tham gia các tổ chức nhen nhóm phản động ở
trong, ngoài nước hoạt động chống chính quyền cách mạng ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Quế đã bị bắt giam nhiều lần vào năm 1978, 1990, 2003 và bị kết án hàng
chục năm tù tội chống, lật đổ chính quyền nhân dân. Lần gần đây, ngày 27 -2
-2011, Quế bị cơ quan an ninh điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả
tang khi đang lưu giữ, phát tán 60.000 đầu tài liệu kích động, lật đổ Nhà nước.
Nguyễn Đan Quế thừa nhận và cũng đã ký xác nhận tài liệu do y soạn thảo. Hoạt
động chống đối chính quyền của Nguyễn Đan Quế đều theo “kịch bản”, có sự tiếp
tiền, hậu thuẫn của các thế lực ngoại bang, bọn phản động trong, ngoài nước.
Nguyễn Công Chính là một mục sư “nổi
tiếng” ở Pleiku, Gia Lai với “thành tích” đánh trọng thương bố đẻ, đốt sách vở
học sinh và phạm tội cưỡng dâm, lừa đảo. Nực cười thay, Chính lại được bọn phản
động người Việt lưu vong ở Mỹ tặng “giải thưởng nhân quyền”.
Thích
Không Tánh, tên thật là Phan Ngọc Ấn, sinh năm 1943, nguyên quán xã
Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đăng ký nhân khẩu thường trú tại
chùa Liên Trì, số 153 đường Lương Định Của, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Là
thuộc hạ cảu Thích Quảng Độ trong suốt thời gian dài, Thích Không Tánh đã liên
tục được cắt nhắc vào vị trí trọng yếu trong cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt
Nam thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được thừa nhận ở Việt Nam. Thích Không Tánh đã trở
thành tay sai đắc lực của Thích Quảng Độ thực hiện những âm mưu, kế hoạch nhằm
phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước. Mặc dù là tu sĩ, miệng
vẫn niệm Phật và tay vẫn lần tràng hạt, nhưng Thích Không Tánh lại rất hăng hái
tham gia các hoạt động làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc, trái với đạo pháp
do Thích Quảng Độ và các thế lực phản động trong và ngoài nước tổ chức. Với
cương vị phụ trách các hoạt động xã hội của cái gọi là Viện Hóa đạo, Thích
Không Tánh còn được giao nhiệm vụ tiếp xúc, liên lạc với các thế lực phản động
lưu vong, đặc biệt là với Võ Văn Ái (giám đốc cái gọi là Phòng thông tin Phật
giáo quốc tế tại Pháp). Từ năm 1978 đến 1986, Thích Không Tánh đã bị tập trung
cải tạo, do hăng hái tham gia các hoạt động của những phần tử đội lốt tu hành
chống phá Nhà nước. Ngày 02 -10-1992, Thích Không Tánh bị các lự lượng chức
năng bắt quả tang khi đang lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà
nước và bị án phạt 5 năm tù giam và quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Những tội trạng mà số người này gây ra
và các bản án họ phải chấp nhành cùng với những lời thú tội như trên thì mọi
người có thể nhìn thấy rõ bộ mặt thật của họ cũng như cái hội ẩm ương do họ lập
ra đó là: Lượn lẹo, đổi trắng thay đen,
vu họa. Bởi vậy, xin thưa, họ đâu có phải là “tù nhân lương tâm” và làm gì có
cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở trên đất nước Việt Nam này.
Chúng
ta đều biết, bắt cứ một nền dân chủ nào cũng gắn với kỷ cương, pháp luật của
Nhà nước. Bất cứ sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nào của mỗi công
dân trong một xã hội tự do, dân chủ đều không được làm ảnh hưởng đến an ninh
chính trị - xã hội và quyền tự do, dân chủ của những công dân khác cũng như của
cộng đồng. Do đó, mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,
tất cả những hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử.
Luật quốc tế về quyền con người cũng như pháp
luật của các quốc gia đều quy định: Quyền của cá nhân có thể bị hạn chế. Điều
29 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 viết: “Mỗi người trong
khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân, chỉ phải chịu hạn chế do luật định
nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và
tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật
tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Tương tự như vậy,
Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy
định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận” kèm theo những nghĩa vụ, trách
nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định để: Tôn trọng
các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của công chúng”. Việc Nhà nước Việt Nam quy định
việc tôn trọng, bảo đảm các quyền tự do của công dân trong Hiến pháp năm 2013,
đồng thời quy định việc giới hạn quyền tại Khoản 2, Điều 14 là “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”; cộng với việc ở một số quyền cụ thể có ghi là “theo quy định
của pháp luật”; những quy định cụ thể ở các điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự
năm 1999 là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế; đó còn chưa nói đến kỹ
thuật lập pháp.
Nhìn ra nước
ngoài, ở nhiều nước, tòa án có quyền đưa ra những phán quyết không hẳn đã có
trong luật mà chỉ có trong những bản án từ trước, được gọi là án lệ. Thế nên,
không phải là không có cơ sở pháp lý nào đó mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu
đã truy nã chủ nhân trang mạng WikiLeaks, cũng như nhiều quốc gia hồi giáo đã
kết tội những người xúc phạm đến nhà tiên tri Mohamet. Trong thực tiễn pháp lý,
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đã đưa những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc vào pháp luật. Ở nhiều quốc gia, theo thể chế quân chủ như Vương Quốc
Anh, Thụy Điển, Thái Lan... có những quy định pháp luật bảo vệ một số đặc quyền
đối với Hoàng gia, trong đó có việc bảo vệ uy tín của nhà vua. Pháp luật Việt
Nam không có những quy định về đặc quyền cho cá nhân, tổ chức. Một số cơ quan,
tổ chức nước ngoài và blogger cố tình xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đã “tiếp tục sử
dụng các điều luật về an ninh quốc gia để hạn chế các quyền dân sự, chính trị,
quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng internet” rồi suy tôn những kẻ vi phạm
pháp luật liên quan đến các điều luật này là các “nhà dân chủ”, “bất đồng chính
kiến” là cố tình đổi trắng thay đen. Điều đó không phải thiện tâm mà là dã tâm
mang nặng tư tưởng thù địch. Một sự thực hiển nhiên rằng, trong xã hội ta chưa
bao giờ dân chủ lại phát huy cao độ đến như vậy. Và, đó chính là sức sống, sức
mạnh của nền dân chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang ra
sức xây dựng và bảo vệ.
Trong
những nơi lưu giữ phạm nhân ở nước ta hiện nay, có người nguyên là tu sĩ, chức
sắc tôn giáo và cũng có những người vốn không phải là tu sĩ, tín đồ nào, thậm
chí có những người trước đây là cán bộ, đảng viên, nhưng tất cả đều bị xử lý
theo pháp luật, vì họ là những người phạm pháp, chứ không phải vì lý do nào
khác. Những người này đã có hành vi có hại cho đất nước, cho chủ quyền thì
đương nhiên họ phải bị pháp luật nghiêm trị, xử lý. Đó là điều chính đáng. Đây
không phải là vấn đề tự do ngôn luận. Cũng không phải Việt Nam hạn chế ý kiến
của người dân phát biểu đối với các vấn đề của đất nước. Nhưng việc phát biểu ý
kiến phải trong phạm vi quyền công dân.
Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho mọi người dân
được thể hiện quyền dân chủ của mình qua việc tham gia những ý kiến đóng góp về
kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, dân sinh... tại các diễn đàn công khai.
Nhà nước rất cần và rất khuyến khích sự đóng góp của tất cả người dân trong mọi
mặt phát triển của đất nước. Vấn đề dân chủ thiết nghĩ phải gắn với trách nhiệm
của công dân. Mọi ý kiến của người dân góp ý về một vấn đề gì của đất nước, của
cộng đồng phải xuất phát từ toàn cục và mang tính xây dựng. Muốn có dân chủ,
phải có trình độ dân trí và điều kiện tiếp cận thông tin để có suy nghĩ đúng về
tình hình thực tế của đất nước. Không có trình độ, không có thông tin thì không
thể nhìn một cách đầy đủ được. Những ý kiến đóng góp này dù có thẳng thắn, gay
gắt, trái ngược cũng đều được Đảng và Nhà nước tiếp thu một cách trân trọng và
coi đây là tấm lòng đáng quý đóng góp xây dựng đất nước phát triển. Việt Nam
hiện nay tuy còn nhiều khó khăn, nhưng là đất nước ổn định, bình yên, cuộc sông
của người dân ngày càng được cải thiện. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính,
kinh tế đang diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến nến kinh tế, nhưng dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, Việt Nam vẫn giữ được tốc độ
tăng trưởng và phấn đấu tăng. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay, rõ
ràng là nhờ sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện,
nhờ sự hy sinh, nỗ lực của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước. Đó là lý do,
đông đảo nhân dân Việt Nam khiên quyết không để cho những phần tử “cựu tù nhân
lương tâm” tiến hành một lần nữa những hoạt động sai trái, lật đổ Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.