Đọc báo thời gian qua, thấy rõ sự
thiếu khách quan của Truyền thông chính thống đối với các vấn đề nóng của xã hội.
Truyền thông xã hội thì không nói, vì có quá nhiều đám đông tự nhận mình là Dư
luận xã hội. Nhưng cái tác động đến “dư luận xã hội” lớn nhất, lại xuất phát từ
những bài báo chính thống. Các “anh hùng
bàn phím”, “siêu nhân bàn trà”, “đại ca bàn nhậu”… đua nhau chém căn cứ vào những
bài báo, mà trước đó có khi họ thường chê là lá cải.
![]() |
Những con kền kền trong giới báo chí, ảnh minh họa |
Vụ lễ hội, các nơi không biết,
nhưng Hội Phết ở Hiền Quan (Phú Thọ) đó là một lễ hội truyền thống từ bao năm
nay, tới đó người dân sẽ được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian như chọi gà,
đánh đu, đắm mình trong điệu Hát Xoan quyến rũ. Trước khi giành phết, một lễ Rước
Phết được diễn ra long trọng, sau đó là tế lễ, đọc tiểu sử bà Thiều Hoa (người
được đức vua phong là Đức Thánh Mẫu Đại Vương), và kéo quân. Tiếp theo, Chủ Phết
sẽ tung các quả phết vào một cái hố. Các đấu thủ sẽ chen nhau vào hố để moi phết
rồi ném về phía đội nhà. Và người cuối cùng cầm được quả phết mà không ai chạm
được vào người sẽ là người chiến thắng, được sở hữu phết đem về treo ở nhà, như
một sự may mắn cho cả năm. Bao đời nay vẫn vậy, thế mà các nhà báo đã gán cho
nó một cái tên "CƯỚP PHẾT" mà không hề có dấu nháy. Rồi thì trong cuộc
tranh giành phết, việc va chạm là khó tránh khỏi, và để giành được quả phết thì
phải lao vào cái hố, hoặc giành giật từ tay người khác, nhưng đó không phải là
bản chất của lễ hội.
Vậy mà năm nay, các báo mô tả lễ hội đó như một
đám tranh cướp nhau, đổ cả máu. Những từ thấy trên các báo toàn là “giẫm đạp”,
“hãi hùng”, “ẩu đả”. Những bức ảnh, clip chỉ lăm lăm vào đám đông, có anh va phải
lưng đồng bọn bị chảy máu cũng được đưa vào để nhấn mạnh cho cái sự "dã
man" của lễ hội, trong khi ngay cái clip quay cận cảnh cho thấy những người
bị chảy máu hay mệt quá nằm lăn ra đất cũng không phải như những gì được miêu tả
trong bài báo.
Trong các bài về "Cướp Phết",
sao chẳng thấy ai phỏng vấn chính quyền địa phương và người dân? Chẳng lẽ một lễ
hội toàn những sự cướp giật ẩu đả như vậy mà địa phương lại không thể có ý kiến
gì? Cũng chẳng hề có một bức ảnh hay mô tả gì về lễ rước phết hoành tráng, hay
tế lễ, mang đậm tính lễ hội dân gian của một vùng quê giàu truyền thống văn hoá
nơi Đất Tổ. Và thế là “Dư luận xã hội“, vốn trước đó đang lên án các lễ hội
khác, lại hùa vào để bỉ bai, về cái gọi là “dã man” của các “hủ tục".
Vậy thì tính khách quan của báo
chí ở đâu?
Rồi đến vụ con ruồi. Đám ma con ruồi
đến tận giờ vẫn rình rang. Đọc trên báo chí, không hiếm thấy việc mô tả kẻ tống
tiền doanh nghiệp như một “người nông dân” hiền lành chất phác, bị DN lừa vào
tròng. Dựa vào cái tâm lý bênh vực kẻ nghèo yếu thế, báo chí đã dẫn dắt dư luận
hướng mũi dùi vào THP, một doanh nghiệp nội địa duy nhất có tên trong top 4
doanh nghiệp lớn nhất về nước giải khát (đứng thứ 2, với thị phần gấp đôi DN thứ
3). Báo chí đã vẽ ra một con ngáo ộp, làm ra sản phẩm thì mất vệ sinh, bên
trong chỉ toàn là ruồi với dị vật, và chuyên lừa khách hàng tống vào tù. Có tờ
báo đã giật tít, đại để vì sợ vào tù, khách tố sữa đậu nành không dám gặp THP,
khiến cho anh H, người sở hữu các chai sữa của THP được cho là hư hỏng, phải phản
ứng, “cảm thấy tức điên lên”, thậm chí “bực đến nỗi ăn uống không được luôn”.
Đấy có phải là một cách tiếp cận
khách quan?
Đành rằng THP đã xử lý khủng hoảng trong vụ
này rất dở, có thể làm tốt hơn rất nhiều, giống như những doanh nghiệp nước
ngoài khác đã từng làm. Trước đến giờ, hầu như chưa có hãng nước giải khát hoặc
dịch vụ ăn uống nào không dính đến khủng hoảng “dị vật”, nhưng tại sao THP lại
bị thiệt hại nặng nề đến như thế? (Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì doanh số
bị sụt giảm 30%). Có phải hoàn toàn do sự yếu kém trong khâu xử lý khủng hoảng
của THP? Có lẽ chính báo chí nước nhà đã góp phần lớn làm cho một doanh nghiệp
nội địa phải lao đao, bởi lẽ sự thiếu khách quan trong việc đưa tin đã khiến
cho “dư luận xã hội” bị hướng theo những điều đã chỉ ra ở trên. Một fanpage tẩy
chay có hàng chục nghìn người hưởng ứng, khắp nơi dẫn link trên báo chí kèm
theo những lời bình luận ác ý. Nếu ngay từ đầu báo chí khách quan hơn, thì bên
cạnh chỉ ra những cái sai củaTHP cũng rạch ròi hơn trong việc mô tả hành động tống
tiền doanh nghiệp.
Chẳng thể biện minh được cho hành động tống tiền
của anh “nông dân” kia. Đến khi sự việc đã bị đẩy đi quá xa, thì những thông
tin về kết luận của Viện Khoa học hình sự đối với chai nước “có ruồi” cũng chẳng
vớt vát được gì trước đám đông cuồng nộ. Khi đó những “anh hùng bàn phím”,
“siêu nhân bàn trà”, “đại ca bàn nhậu” hoặc coi như không biết thông tin này,
hoặc cho rằng THP đã bỏ tiền ra mua. Và chính những cái sai, cái thiếu khách
quan đó trên các báo chính thống, đã tạo nên một thảm hoạ cho doanh nghiệp. (Có
nguồn tin cho rằng, sau khi sự việc xẩy ra, THP đã từng mời các báo đến thăm
quan dây chuyền sản suất hiện đại của mình, nhưng khi về các báo không hề viết
hay mô tả lại, mà hoặc im lặng, hoặc vẫn chỉ xoáy vào những thiên kiến sẵn có của
mình).
Còn mới đây nhất, một nhà báo ở
Đà Nẵng đã viết trên statut của mình về việc “Hãy trả lại Bà Nà cho người Đà Nẵng”
với rất nhiều like, share. Đã có lời kêu gọi các nhà báo vào cuộc. Mình có nhiều
bạn ở Đà Nẵng, qua tìm hiểu, thì nhiều người trong số đó lại đồng tình với một
bài viết “Tôi là người Đà Nẵng, nhưng tôi sẽ
không đòi lại Bà Nà”, bởi họ cho rằng nhờ có Sun Group đầu tư, nên đã biến một Bà Nà hoang
sơ với vài cái nền biệt thự của Pháp, vài cái chòi nghỉ qua đêm, đường lên thì
ngoằn nghèo khúc khuỷu đầy nguy hiểm, thành một khu du lịch nổi tiếng không chỉ
trong nước, với những lâu đài trên núi, trò chơi trong lòng núi, cáp treo trên
những cây cổ thụ. Sun Group đã bỏ ra nhiều tiền đầu tư, để đem lại cho thành phố
một nguồn thu không nhỏ, và người dân Đà Nẵng cũng được lợi khi các dịch vụ đi
kèm phát triển. Nếu như không khách quan, không nhìn vào những khía cạnh khác,
thu thập những luồng ý kiến khác nhau, mà chỉ nhìn vào một điểm nào đó được cho
là chưa hay, chưa được, để lên án, cho rằng Bà Nà là “nhượng địa” độc quyền của
Sun Group, là “cướp nước trên chính nước mình”, thì chẳng biết điều gì sẽ đến với
một doanh nghiệp nội địa đã tâm huyết đầu tư bao nhiêu tiền của cho thành phố?
Hải Trang
Ôi giời, một số tờ báo lá cải cứ viết nhăng cuội cả lên. Cứ có được tí thông tin là làm ầm lên thôi, chả quan tâm rằng thông tin đó có chính xác hay không. Nếu tiếp nhận thông tin thì cũng phải biết chọn lọc thôi!
Trả lờiXóaĐọc báo thời gian qua, thấy rõ sự thiếu khách quan của Truyền thông chính thống đối với các vấn đề nóng của xã hội.
XóaHay chăng nên giữ nét đẹp vốn có của nó chứ đừng có vẻ thêm làm cái gì khiến người khác không thể chịu nỗi.
Nói riêng vụ nước giải khát, THP cũng đã phải lao đao, khốn khỏ bởi những thông tin không xác thực mà mấy mặt báo đã đưa, rõ khổ!
Trả lờiXóaBáo chí bây giờ quá nhiều đồng nghĩa với việc thông tin nhanh nhạy cho người đọc nhưng nếu thông tin sai, lệch lạc, không xác minh kỹ càng tính chính xác thì hậu quả để lại là rất lớn, đó chính là sự tiếp nhận của người đọc
Xóamình không rõ các bác làm báo nghĩ gì, nhưng thực sự có nhiều vấn đề không ổn cho lắm...
Trả lờiXóangay chuyện báo này đưa tin, báo kia cũng hùa vào đưa tin, bất kể đúng sai, mà điển hình là câu chuyện chém đầu lợn....
đúng là khó hiểu!
hiện nay truyền thông có vẻ đang đi theo hướng "dư luận xã hội", là báo này cứ hùa vào ủng hộ cho ý kiến của báo kia chứ chả hề có lập trường hay tư tưởng gì sất!
Trả lờiXóacái này là không được!
Ngày càng có nhiều các tờ báo ra đời, từ báo giấy, báo đài cho đến báo điện tử. Thông tin cứ loạn hết cả lên chẳng biết đâu mà nghe, báo nào cũng muốn cạnh tranh, muốn đưa tin nóng nhanh nhất, sớm nhất, thế nên chưa thẩm tra kỹ thông tin đã đưa lên trang nhất, thật không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóabáo chí nhiều lúc đăng tin chỉ dựa vào những thông tin nhảm nhí ở trên mạng xã hội mà không cần xác minh tính chính xác của thông tin như thế nào, thế rồi từ báo này lan truyền sang báo khác thành hiện tượng. càng làm cho người đọc hiểu sai nội dung
XóaĐó là lễ hội truyền thống của một số vùng miền, những lễ hội này mang đậm tính chất văn hóa Việt và đây cũng là điểm khác biệt của văn hóa Việt Nam so với nhiều văn hóa khác.Sao báo chí lại không có cái nhìn khách quan của người làm báo tới vậy.
Trả lờiXóaBáo chí là để phục vụ nhu cầu tin tức trung thực của người dân và phản ánh chính sách tiếng nói của đảng và nhà nước mà một số phóng viên báo chí lại làm việc quá thiếu trách nhiệm với người đọc, đưa tin một chiều, không khách quan
Xóaphải chăng việc làm của họ thiếu sự minh bạch cũng như lương tâm của một con người có thể đảm bảo cho mọi người có lòng tin vào họ.
Trả lờiXóaPhải chăng đó cũng chính là lý do mà chúng thực hiện những việc làm thiếu sự khách quan đó.
sự khách quan là hết sức cần thiết có thể đảm bảo cho sự hoạt động có tính thực chất cũng như không thể ai có thể bàn cãi về vấn đề này được tuy nhiên cũng cần có thời gian thì mới có thể đảm bảo cho thực hiện được điều đó.
Trả lờiXóaVà phải chăng cũng có cái gì đó khiến không có sự thống nhất cũng như hoạt đông có hiệu quả đó.
nói gì thì nói chứ truyền thông cũng không thể thích làm cái gì cũng được và họ phát ngôn gì thì cũng phải cái gì cũng có thể lọt tai cho được.
Trả lờiXóakhông thể vì những lý do nào đó mà ảnh hưởng đến sự thực của vấn đề được cho nên các bác không thể thích làm gì cũng được đâu.
Sự thiếu khách quan đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng suy cho cùng cũng vì những lý do cá nhân của chúng chứ có cái gì hơn được đâu,
Trả lờiXóaPhải chăng họ không làm được cái trò gì hơn được nữa hay sao mà làm cái trò đó mãi thì có gì hơn được.
sự thiếu khách quan đó cũng có thể do vì cá nhân của chúng cho nên họ thực hiện việc làm thiếu khách quan đó chăng.
Trả lờiXóaNhưng dù có vì mục đích nào đi nữa thì cũng nên có việc làm vị cá nhân thế thì có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người chứ không chỉ bản thân đâu.
không hiểu họ là những người làm việc trong việc truyền thông sao họ lại có những việc làm đi ngược lại lợi ích chung thế.
Trả lờiXóaPhải chăng đã có lợi ích nào hơn cái việc làm của họ đang thực hiện chăng hay có yếu tố nào tác động?.
nếu những người đó làm những việc thiếu khách quan thì cũng nên có sự khiển trách cững như việc làm có thể lấy lại hình ảnh cho mọi người chứ không thể nói chơi và họ thích làm cái gì cũng được như thế được, thế thì không có ai có thể chấp nhận cho được đâu.
Trả lờiXóasự thiếu khách quan đó cũng có thể do vì cá nhân của chúng cho nên họ thực hiện việc làm thiếu khách quan đó chăng.
Trả lờiXóaNhưng dù có vì mục đích nào đi nữa thì cũng nên có việc làm vị cá nhân thế thì có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người chứ không chỉ bản thân đâu.
Thuốc nào để cai chứng nghiện " bú buồi đảng " của Dư luận Viên ? Xin giới thiệu : 1 - Máu dưới của cháu Đỗ thị Minh Hạnh
Trả lờiXóa2 - Ấn đầu Dư luận viên vào phòng Tam giác của Bùi thị Minh Hằng
sự thiếu khách quan trong việc đưa tin đã khiến cho “dư luận xã hội” bị hướng theo những điều mà báo chí đưa ra , mà rõ ràng là chẳng hề có sự chân thực , khách quan ở trong đó , Tân Hiệp Phát chính là nạn nhân rõ ràng nhất khi dường như chính báo chí nước nhà đã giết chết họ.
Trả lờiXóacàng ngày càng không thể tin tưởng vào những gì báo chí viết ra , vì càng ngày thì hàm lượng chính xác , khách quan trong nó càng ít đi và lại mang nặng tính thị trường , có cả âm mưu , ý đồ của người viết , người xuất bản ở trong đó nữa , còn dư luận thì bị điều khiển theo hướng mà chúng muốn hướng ,
Trả lờiXóacác nhà đài cần có cái tâm hơn nữa trong hoạt động của mình , cho đang 1 bài báo có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn tới dư luận xã hội cũng như vận mệnh của những nhân vật , có thể là của doanh nghiệp , tổ chức ,... sức mạnh của truyền thông là không phải bàn cãi , do đó hay sử dụng nó đúng mục đích , nếu không hậu quả sẽ rất khó lường
Trả lờiXóaThông tin cứ loạn hết cả lên chẳng biết đâu mà nghe, báo nào cũng muốn cạnh tranh, muốn đưa tin nóng nhanh nhất, sớm nhất, thế nên chưa thẩm tra kỹ thông tin đã đưa lên trang nhất, thật không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaMỗi sự việc của giới truyền thông đưa ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều bộ phận quần chúng nhân dân nên sự thiếu khách quan của giớ truyền thông sẽ mạng lại hậu quả rất nghiêm trọng
Trả lờiXóa