Vừa rồi, toàn cõi năm châu bốn bể dồn
tâm, dõi mắt vào diễn biến căng thẳng tranh chấp chính trị ở Miền Đông Ucraikne và công cuộc tìm kiếm chim sắt khổng lồ
của Indonesia … Thôi thì quanh chuyện thế sự nhân gian thì muôn vạn luận đàm to
nhỏ đủ cả. Thậm chí không ít “anh hùng bàn phím”, “siêu nhân bàn trà”, “đại ca
bàn nhậu” còn bày tỏ ngu ý, hèn kế rằng mong mỏi quốc dân đồng bào ta có một cuộc
can qua, chính biến như ở vùng bán đảo nọ để vật đổi sao rời, thay vua, hoán
chúa… Hay lắm ông “rảnh rỗi” nông nổi ngồi nghĩ mình là bậc Khổng Minh, Tôn Tử…
mưu sự thiên hạ trong tay, chê trách đương triều hao công tốn bạc phục sự tìm
kiếm thứ phương tiện, con người không phải của xứ ta đang thất lạc đâu đó ngoài
khơi kia.
Cay nghiệt hơn lắm kẻ còn rỉa rói quân đội
nhàn cư vi, thừa giấy vẽ voi, bới việc ra làm để tiêu pha ngân lượng quốc gia
trong khi mất cảnh giác với láng giềng dòm ngó, kiếm chuyện… Thôi thì mình cũng
chỉ ăn thịt khô, uống rượu ngô, chạy xe Minks khói mù… chẳng dám bàn chuyện
thiên đình, hạ giới, chỉ nhớ lại một câu chuyện lịch sử…. Một giai đoạn nội chiến
và đen tối kéo dài gần 200 năm trong chính sử nước nhà.
500 năm trước, năm 1553 nhà Lê Trung
Hưng khởi nghiệp nhờ Nguyễn Kim phò tá, đánh đuổi Mạc Triều, lập nên vua Lê
Trang Tông. Mục đích “Phò Lê diệt Mạc” chỉ là cái cớ để nhà Trịnh dựng phủ
chúa, thao túng quyền bính, lũng đoạn triều đình từ khi Trịnh Kiểm lên nắm giữ
trọng trách. Lâu rồi thành quen, các vua Lê cũng trở nên đớn hèn, rũ tay phủi
áo để cho chúa Trịnh định đoạt mọi việc triều chính đến sinh hoạt hàng ngày. Đến
mức khi người anh hùng Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh Tông, xóa bỏ ngôi
chúa, vua Lê Hiển Tông không mừng mà còn lo và than thở: Trời sai nhà chúa phò
ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa tức
là cái lo lại về ta, ta còn vui gì”. Thế sự rơi vào cảnh vua Lê, chúa Trịnh rối
ren, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo sợ vạ thân và nghe theo lời khuyên của Trạng
Trình Nguyễn Bình Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái/ Vạn đại dung thân nên đã dong
thuyền vào Nam dựng nghiệp. Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến, tùy tùng
và họ hàng thân thuộc ở huyện Tống Sơn vào Thuận Hóa (nay là Quảng Nam) bắt đầu
mở rộng thanh thế lực lượng, đối đầu với phủ chúa, hình thành thế lực đàng
Trong - đàng Ngoài. Những năm sau này
tình hình chính sự nước ta gần như rơi vào cảnh “Tam Quốc’ khi chúa Trịnh áp chế
nhà Lê, nắm giữ Bắc Hà, chúa Nguyễn cát cứ từ phía Nam đèo Ngang và không ngừng
mở rộng ra biển. Ngoài ra phía biên cương phía Bắc vùng Cao Bằng-Lạng Sơn vẫn
trong tay tôn thất vương triều nhà Mạc… Đó là chưa kể đến hàng loạt các cuộc nổi
dậy của
các thủ lĩnh Hoàng Công Chất, Nguyễn Cử, Nguyễn Hữu Cầu…
![]() |
Cột cờ Hiền Lương – nơi gắn liền với sự kiện Trịnh - Nguyễn phân tranh |
Tuy nhiên khi cục diện Nam - Bắc triều kết
thúc cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn đến ngày không thể
dung hòa. Năm 1647 chiến tranh nổ ra, đất nước chia cắt hai miền lấy sông Linh
Giang (sông Gianh) làm phân giới. Trong vòng 45 năm, quân Trịnh đã 6 lần tấn
công với quy mô lớn vào Đàng Trong các năm 1627, 1633, 1643, 1648, 1661 và
1672. Nhìn toàn cục, lực lượng quân Trịnh mạnh hơn nhưng không lần nào giành được
thắng lợi quyết định. Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo
dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sau 7 lần đánh nhau, có
lúc đã lôi kẻo cả người nước ngoài vào cuộc, mà kết cục không bên nào thôn tính
được bên nào, năm 1672 cuộc chiến tranh chấm dứt, sông Gianh trở thành ranh giới
tự nhiên giữa hai miền cho đến 100 năm sau… khi xuất hiện “Tam Kiệt” nhà Tây
Sơn.
Trịnh - Nguyễn phân tranh được các sử
gia cho rằng là một vết đen trong lịch sử dân tộc. Vì quyền lợi ích kỷ của dòng
họ mình, cả Trịnh và Nguyễn đã xúc phạm đến tình cảm dân tộc và ý chí thống nhất
thiêng liêng của người dân đất Việt. Chiến trường diễn ra ác liệt tại các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đặc biệt là hai bên bờ sông Gianh khiến dân tình
điêu đứng, người chết như ngả rạ, xương thành núi, máu thành sông như sử chép…
Tham vọng thôn tính lẫn nhau của họ đã khiến nhiều của cải và nhân mạng phải hy
sinh vô ích, tạo điều kiện cho thế lực ngoại bang nhòm ngó, can thiệp vào nước
ta. Nhà Hậu Lê tồn tại song song với nhà Mạc từ 1533 đến 1592 và với Trịnh-Nguyễn
từ 1592 đến 1789 hình thành nên nạn nội chiến Nam-Bắc triều gây nên bao cảnh
đau thương thảm khốc trong nhân gian. Hơn thế nữa, cũng chính thời kỳ rối ren,
hỗn loạn này đã góp phần sinh ra một tên vua bán nước đớn hèn bậc nhất trong lịch
sử là Lê Chiêu Thống khi quỳ gối mở cửa rước đón 29 vạn quân Thanh vào xâm lược.
Lịch sử qua ngót 500 năm nhưng bài học
hãy còn đó, non nước này mới thái bình thống nhất chưa tròn 40 năm, nay lắm kẻ
“anh hùng rơm” ngồi đó hô hào “đánh”, “chiến”, “nổ súng”… Nhưng nghĩ kỹ mà coi,
chiến tranh để làm gì, xâm lược, bành trướng hay phủ đầu…???
Những ai đã từng qua chiến tranh sẽ đều
hiểu rằng, nếu còn có thể xin hãy giữ hòa bình bằng mọi cách. Xương máu nào mà
không của nhân dân, sinh mạng nào mà không của dân tộc, đau thương nào mà không
của đất nước chúng ta. Bây giờ không phải cái thời mà cầm lá cờ phi đến đâu cắm
xuống rồi có thể nói đây là lãnh thổ của nước tôi. Và cũng không phải cái thời
cứ ném khăn mùi xoa xuống là xách súng ra chuồng bò đấu một trận sinh tử, một mất
một còn…
Chúng ta phải sống vì một thế sự hòa
bình, vì một đất nước thịnh vượng, một gia đình hạnh phúc và vì chính một cái
thân ta được yên ổn. Vụng miệng chứ giờ có chính biến, can qua, những kẻ kêu
gào đòi “đánh” kia có ai cầm súng ra chiến trường hay lại tiếp tục ngồi làm tư
lệnh bàn phím???… Máu và sinh mạng của nhân dân không phải để đánh đổi cho những
điều phi lý, không có ý chí.
Chỉ
mong sao cho trong ấm ngoài êm!
Hải
Trang
Đúng vậy, lịch sử là không thể chối cãi, cần phải tôn trọng, qua đó để đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ chủ quyền đất nước, và qua đó dân tộc ta rút ra bài học lịch sử xương máu nên cần phải thông tin một cách chính xác về cuộc chiến này để nhân dân đều hiểu, tránh bị xuyên tạc.
Trả lờiXóasự thực thì đất nước ta từ hàng ngàn năm nay luôn đối mặt với biết bao nguy cơ chiến tranh và quãng thời gian đất nước chìm trong chiến tranh cũng không hề ít, cho nên chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay chứ
XóaLiệu hòa bình có không? Và người Việt Nam làm gì để có hòa bình? Câu trả lời không chỉ là tấm lòng yêu nước, thương nòi mà còn là bổn phận của từng người dân nước Việt.
Trả lờiXóamuốn hòa bình yên ấm thì mỗi người mỗi nhà mỗi nước phải có nhường nhịn nhau , nhưng mà lũ giặc thì chẳng chịu nhân nhượng chúng ta mà chỉ tìm cớ để gây chiến tranh xâm lấn lãnh thổ mà thôi, hòa bình đâu phải là điều dễ dàng mà lắm kẻ còn rắp tâm phá hoại
XóaHòa bình hay không ngay trong bản thân của Nặc Danh chắc biết rõ nhất. Ngày ngày bạn ra ngoài có thấy tiếng sung, thấy hố bom, thấy cảnh người chết vì bom đạn không. Ngày ngày bạn đi làm có phải nơm nớp lo sợ rằng hôm nay súng nổ ở đâu, ngày mai chiến tranh vùng nào không. Không, ở Việt Nam giờ không hề có. Vậy có hòa bình không. Có, đang hòa bình. Nhưng để giữ hòa bình chính bản thân bạn phải phấn đấu trở thành công dân yêu nước.
XóaChỉ mong sao đất nươc được bình yên, khi đó những người dân mới có cuộc sống yên bình được, chứ không thì không thể nào làm ăn được, không thể nào vui được mà sống, sống tranh cướp nhau thì để làm cái gì cơ chứ
Trả lờiXóachiến tranh xảy ra một ngày thì không biết phải lao động bao nhiêu ngày mới bù lại được tổn thất đó, và có những thứ đã mất đi thì chẳng bao giờ có thể bù đắp được, con người, hòa bình, cuộc sống ổn định có lấy lại được không
XóaLịch sử việt nam bao nhiêu năm qua đã có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên, không phải cùng với thời gian, nó trở nên nhàm chán, mà chính những con người chúng ta đã làm cho lịch sử thêm phần hào hoa, thêm phần tự hào, đảng cộng sản việt nam chính là một phần của lịch sử, đã tạo nên lịch sử hào hùng của dân tộc như hiện này
Trả lờiXóađảng cộng sản đã mang lại cho dân tộc ta, đất nước ta một con đường mới, thoát khỏi ách nô lệ thực dân và cuộc sống cùng cực của chế độ cũ, đã mang lại cho nhân dân ta cuộc sống tự do, hạnh phúc và độc lập thống nhất cả nước... và mãi mãi sẽ như thế
XóaLịch sử việt nam qua những thăng trầm, nhưng chiến tích hào hùng và những cái thể hiện đẳng cấp của nước việt, nhưng các bạn cũng nên để ý, vì sao chúng ta có thành tích đó, chính là vì chúng ta đoàng kết đây mọi người à, cho nên không nên mất đoàn kết ,
Trả lờiXóacon người chúng ta sinh ra ở mỗi thời điểm khác nhau của lịch sử,đất nước Việt Nam cũng đã trải qua biết bao nhiêu là cuộc chiến xâm lăng,cha ông ta đã anh dũng hi sinh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc,chính vì vậy mà nếu có thể thì chúng ta hãy làm tất cả để bảo vệ vững chắc chủ quyền,xây dựng nền hòa bình ấm no cho dân tộc,
Trả lờiXóabầy giờ chẳng ai lại muốn chiến tranh cả, đang bình yên hạnh phúc để cho đất nước phát triển lại không muốn mà lại muốn chiến tranh xâm lược đánh nhau liên miên hay sao, hay lại muốn nội chiến để chia cắt đất nước, mỗi xứ một khác để cho nước ngoài hưởng lợi
XóaTôi tự nhủ, hòa bình chỉ có được khi mỗi người dân Việt có lòng yêu nước, thương nòi. Chỉ yêu nước là chưa đủ mà còn phải có thương nòi. Bởi yêu nước không phải là quyền của một số người, một số tổ chức, đoàn thể. Phải lấy lời dặn của Lạc Long Quân để lo cho vận mệnh dân tộc khi quốc biến
Xóalịch sử chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu biến cố và thăng trầm,nhìn vào chiều dài lịch sử chúng ta luôn cảm thấy biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho dân tộc Việt Nam,giờ chúng ta đang được sống trong hòa bình và ổn định nên mỗi người hãy làm những việc thiết thực để bảo vệ nền hòa bình đó.
Trả lờiXóaNước ta trong lịch sử phải chịu nhiều những thương đau những trận chiến lớn để có sự thống nhất và ổn định phát triển như ngày nay. Chúng ta cần biết trân trọng những thành tựu, điều tốt đẹp hiện nay đang có đừng vì những ảo vọng mơ tưởng mà bán nước, mà hành động thiếu suy nghĩ để chia cắt nước ta một lần nữa. Chỉ có ai phù đúng ai ưu việt thì lịch sử sẽ chọn!
Trả lờiXóaTrong lịch sử nước ta những đau thương do đất nước bị chiến tranh, chia cắt là nỗi đau mà ai cũng hiểu. Chính vì thế trong quan hệ quốc tế ngày nay cần luôn tránh bị nước ngoài chi phối tác động gây chia cắt đất nước. Và luôn đoàn kết luôn là sức mạnh cho dân tộc phát triển!
Trả lờiXóanhìn nhận lịch sử tôn trọng lịch sử lấy lịch sử làm gương vì thế chúng ta phải trân trọng và bảo vệ những gì mà chúng ta đang có vì hòa bình là thứ quý giá nhất mà hiện giờ chúng ta đang được sở hữu sẽ đến lúc tự nó sẽ quay về thôi à
XóaNhìn nhận lịch sử nước ta cũng như tình hình chính trị một số nước trên thế giới hiện nay để thấy được quy giá của hòa bình thống nhất. Chúng ta có được ngày nay nhờ ai? Với lòng biết ơn và những cảm nhận giá trị đó để tiếp tục giữ vững những thành quả của cha ông!
Trả lờiXóahòa bình là thứ quí giá nhất , không thể quyết định nông nổi đánh đổi hòa bình của cả quốc gia , dân tộc được , chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến , kéo dài tính tổng lại vào cả thế kỉ chiến tranh , đã có được hòa bình độc lập ngày hôm nay , chúng ta cần hết sức trân trọng
Trả lờiXóachủ tịch Hồ Chí Minh có nói " không có gì quý hơn độc lập tự do ", "các vua hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" nên mỗi người chúng ta nên trân trong và bảo vệ tổ quốc giữ lấy hòa bình dân tộc không để chiến tranh tiếp diễn sảy ra
Trả lờiXóanhìn nhận lịch sử tôn trọng lịch sử lấy lịch sử làm gương vì thế chúng ta phải trân trọng và bảo vệ những gì mà chúng ta đang có vì hòa bình là thứ quý giá nhất mà hiện giờ chúng ta đang được sở hữu
Trả lờiXóakhông thể để nhưng quyết định nông nổi mà gây ra chiến tranh vì chúng ta đang sống trong một đất nước hòa bình chúng ta phải biết trân trọng hòa bình chứ không nên để xảy ra chiến tranh làm khổ nhân dân
Trả lờiXóaTôi mong hòa bình. Tôi tự nhủ, hòa bình chỉ có được khi mỗi người dân Việt có lòng yêu nước, thương nòi. Chỉ yêu nước là chưa đủ mà còn phải có thương nòi. Bởi yêu nước không phải là quyền của một số người, một số tổ chức, đoàn thể. Phải lấy lời dặn của Lạc Long Quân để lo cho vận mệnh dân tộc khi quốc biến. Xin vì hai chữ “đồng bào”. Muôn đời nay, người Việt ta nói đến đồng bào là nói đến dân tộc. Phải đặt dân tộc lên trên tất cả. Tổ quốc Việt Nam là trên hết với đồng bào Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Không chỉ dân nghĩ, mà Chính phủ, chính quyền cũng cần nghĩ như vậy. Có thế mới là hồng phúc cho Tổ quốc Việt Nam.
Trả lờiXóasự thực thì đất nước ta từ hàng ngàn năm nay luôn đối mặt với biết bao nguy cơ chiến tranh và quãng thời gian đất nước chìm trong chiến tranh cũng không hề ít, cho nên chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay chứ
Trả lờiXóasự thực thì đất nước ta từ hàng ngàn năm nay luôn đối mặt với biết bao nguy cơ chiến tranh và quãng thời gian đất nước chìm trong chiến tranh cũng không hề ít, cho nên chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay chứ
Trả lờiXóachiến tranh xảy ra một ngày thì không biết phải lao động bao nhiêu ngày mới bù lại được tổn thất đó, và có những thứ đã mất đi thì chẳng bao giờ có thể bù đắp được, con người, hòa bình, cuộc sống ổn định có lấy lại được không
Trả lờiXóaNhững gì mà lịch sử để lại luôn là bài học vô cùng quý giá cho con cháu chúng ta học tập. Một gia đình hòa thuận thể hiện ở việc từng cá nhân trong gia đình đó nhận thức được trách nhiệm của mình, bố mẹ hòa thuận, anh chị e thương yêu nhau. Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình mà hạnh phúc thì đất nước mới phát triển, mới ấm no. Chúng ta chỉ có một mong mỏi duy nhất đó là dân tộc Việt Nam ta luôn đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, ra sức xây dựng và phát triển đất nước, quyết tâm bảo vệ giang sơn bờ cõi của mình trước những âm mưu phá hoại của các thế lực phản động. Có như vậy, đất nước ta mới sánh vai cùng cường quốc năm châu.
Trả lờiXóa