Theo tin mới
nhất đã đưa của đài truyền hình Trung Quốc, sau vụ “lùm xùm” liên quan đến vị cựu
Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc - Chu Vĩnh Khang có nghi án tham nhũng thì ngay
lập tức sau đó xảy ra một cuộc chiến quyết liệt khác giữa hai nhân vật trong Bộ chính trị Trung
Quốc là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn.
![]() |
Cuộc chiến quyết liệt giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Lưu Vân Sơn đang diễn ra, Ảnh: Internet |
Cuộc chiến bắt nguồn
từ việc Đài truyền hình Trung Quốc CCTV - tiền đồn của Ban tuyên truyền bị bới
móc liên tục trong thời gian qua, khi Tổng bí thư Tập Cận Bình gấp rút triển
khai chiến dịch “săn hổ diệt ruồi”, bài trừ tham nhũng tại Trung Quốc. Theo đó,
Trưởng ban tuyên truyền kiêm Giám đốc kênh CCTV9 của đài truyền hình Trung Quốc
Lưu Vân Sơn cũng bị “hỏi thăm”.
Cũng trong thời
gian qua, hơn trăm nhân viên của CCTV bị điều tra và nhiều trong
số họ bị sa thải hoặc bị giam giữ. Trong số những người bị điều tra có các nhân
vật cộm cán là phó giám đốc của đài như La Minh, Cao Phong, Tôn Ngọc Thắng,
Vương Chính Minh...Ở Trung Quốc CCTV được coi là cơ quan quyền lực mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt
các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập Cận Bình đang tấn công vào
thành trì của ông Lưu Vân Sơn.
Với tư cách là Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm trưởng ban
tuyên truyền của đài truyền hình CCTV, ông Lưu
Vân Sơn đã nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng
bí thư Tập Cận Bình. Ông Lưu Vân Sơn đã có động thái phản bác ngay bằng việc các
bản tin của CCTV cuối tháng 7 luôn đưa tin một cách mờ nhạt vụ đánh Chu Vĩnh
Khang hay trang điện tử của Nhân dân nhật báo sau khi đưa bài: "Đánh hổ
lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối" đã bị rút
xuống.
Trong Bộ chính
trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm
7 người thì ông Tập Cận Bình đứng vị trí số 1 còn ông Lưu Vân Sơn xếp thứ 5.
Giới quan sát cho rằng ông Lưu Vân Sơn là người thân tín của ông Giang Trạch
Dân cũng giống như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai hay Tăng Khánh Hồng.
Có thể thấy rằng
chỉ trong một thời gian ngắn nhưng nội bộ Trung Quốc đã có khá nhiều bất ổn.
Sau nghi án hối lộ, lạm dụng quyền hạn và tham nhũng
liên quan đến Bạc Hy Lai đến vụ việc của Chu Vĩnh Khang và bây giờ là rối ren của
những người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có vẻ như cảnh tượng “nồi da nấu
thịt” trong nội bộ cấp cao của Trung Quốc đang tự diễn biến theo mức độ ngày
càng nghiêm trọng hơn.
Tĩn tò@
Người ta nói cái kim trong bụng lâu ngày cũng lòi ra, những bất ổn của Trung Quốc không thể che đậy được nữa, những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển đông cũng một phần để hướng mọi dư luận quốc tế về biển đông mà không phải nội bộ Trung Quốc, nhưng đấu tranh nội bộ, nội loạn, khủng bố ở Tân Cương...tất cả đều đã chứng minh một xã hội đầy bất ổn của Trung Quốc.
Trả lờiXóachúng ta đã thấy được những sự bất ổn và lục đục trong nội bộ của trung quốc.thế mà chúng lại luôn tỏ ra mạnh miệng tuyên bố trỗi dậy hòa bình và luôn có những lời lẽ nói rằng nội bộ trung quốc đang ổn định.đúng là không biết xấu hổ,khi mà nội bộ đang rối ren như thế thì tốt nhất hãy giải quyết nó cho tốt đi trước khi hành động ở bên ngoài.
Trả lờiXóađã thế lại còn mạnh miệng tuyên bố này nọ.đúng là bọn tiểu nhân bỉ ổi.tàu khựa chỉ biết nói miệng thôi chứ thực tế chẳng làm được cái gì cả.bộ chính trị của trung quốc đang rối ren với sự tranh giành và cũng bất mãn về chính sách của nhau như thế thì e rằng trung quốc khó mà có thể phát triển được.
Trả lờiXóagia su
Trả lờiXóagia sư
dạy kèm
day kem