Từ một vùng quê nghèo
khó, khí hậu khắc nghiệt, Hà Tĩnh đang trở thành trung tâm kinh tế năng động nhất
cả nước. Tuy nhiên, song song với sự thành công chung đó luôn có những khoảng tối:
Ô nhiễm môi trường, mức sống người dân, tình hình ANTT trên địa bàn…
Chiều ngày 10/4/2014, một cuộc
xung đột dữ dội giữa người dân và cán bộ địa phương vừa bùng phát tại
thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung sự việc
như sau:
Vào trưa ngày 10/4, khi
thực hiện lệnh bắt đối tượng Trương Văn Trường (SN 1984, trú thôn Trung Sơn, xã
Bắc Sơn) về hành vi gây rối trật tự công cộng, các chiến sĩ công an huyện Thạch
Hà bất ngờ bị hàng trăm đối tượng bao vây. Sau đó, nhóm đối tượng này bắt giữ
và hành hung 4 chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ.
Vụ việc khiến công an tỉnh
phải điều động hơn 100 chiến sĩ đến giải cứu. Hàng trăm đối tượng tiếp tục ném
đá gây thương tích một số cán bộ, chiến sĩ phải nhập viện.
Sự việc không dừng lại cho
đến tối cùng ngày, hàng trăm đối tượng xã Bắc Sơn, đồng loạt kéo đến trụ sở
UBND xã này. Sau khi phá hỏng hệ thống tường bao, hàng rào, họ xông thẳng vào
sân trụ sở của UBND xã đốt cháy 11 xe máy của lực lượng công an để tại đây.
Sau đó, nhóm đối tượng này
tiếp tục kéo đến bao vây nhà của nhiều cán bộ xã Bắc Sơn. Họ la hét và dùng
gạch, đá ném tới tấp vào nhà nhiều cán bộ xã, đồng thời xông vào nhà lấy xe máy
của gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã rồi châm lửa đốt xe cháy
rụi.
Nguyên nhân của sự việc
ngày 10/4:
Nguyên nhân được cho là
liên quan đến dự án xây dựng công viên Vĩnh Hằng - Bắc Sơn mà tỉnh Hà Tĩnh
chuẩn bị xây dựng trên địa bàn xã Bắc Sơn. Theo kế hoạch thì công viên được xây
dựng trên khu đất 28 ha, bao gồm đất hoang, đất ruộng và đất nghĩa địa. Tuy
nhiên, người dân không chấp nhận dự án này dẫn đến sự việc xảy ra ngày 10/4 vừa
qua.
Đây không phải sự việc đầu
tiên người dân tập trung phản đối lực lượng chức năng. Cũng ngay tại Hà Tĩnh 29/3/2014
người dân Vũng Áng phản đối việc cưỡng
chế đất đai, làm tắc nghẽn đường từ quốc lộ 1A đến cảng Vũng Áng; với dự án mở
rộng quốc lộ 1A đoạn đi qua xóm 14, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An,
người dân cũng đã ngăn cản giải tỏa quốc lộ 1A.
Sau thời
kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội. Từ một
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất
nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng
chưa đến 20 năm - đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển.
Có sự phát triển vượt bậc như vậy, cần phải nói tới chiến lược phát triển của
Đảng và Chính phủ thể hiện sự hợp lý, quan trọng nhất là “Hợp lòng dân”. Chỉ có sự đồng lòng của cả xã hội mới tạo nên sự
phát triển thần kì như vậy.
Tuy
nhiên, một số sự việc xảy ra gần đây ở một số địa phương lại thể hiện một bộ
mặt khác của sự phát triển kinh tế, khi mà Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước không thỏa mãn được với nhu cầu của người dân. Hay nói cách khác đó là sự
xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể (lợi ích chung).
Nâng
cấp, mở rộng Quốc lộ 1A là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa dân sinh
đáp ứng sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại và nhu cầu
giao thông ngày càng cao. Vậy tại sao người dân lại không chấp nhận, ngăn cản
thi công? Đại
diện cho 34 hộ dân ở Nghệ An cho biết: “Khi triển khai dự án mở rộng và nâng
cấp quốc lộ 1A đi qua phần đất ở của chúng tôi thì chúng tôi đều đồng lòng với
chủ trương, chính sách của Nhà nước để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công
đúng tiến độ. Nhưng Hội đồng bồi thường giải phón mặt bằng huyện Diễn Châu
không thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phần đất bị thu hồi”.
Sự xung đột về mặt
lợi ích chính là góc khác của sự phát triển chung. Không giải quyết xung đột
này tất yếu nảy sinh các hệ lụy kèm theo: Bất ổn ANTT, bất ổn kinh tế và đặc
biệt là bất ổn của “lòng dân” đối
với người cán bộ lãnh đạo và xa hơn con đường lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trên con đường phát
triển của đất nước ta, chủ trương, chính sách của Nhà nước luôn cần phải đảm bảo dung hòa giữa lợi ích
chung (lợi ích đất nước) với cá nhân từng người dân. Nếu lợi ích cá nhân không
nhìn nhận một cách thích đáng, không được tôn trọng, thì công lý sẽ bị xâm hại,
lợi ích thật sự chưa chắc thuộc về tập thể (lợi ích chung) mà chỉ của cá nhân,
tổ chức khác nhân danh hay ngụy trang để mưu cầu lợi ích khác. Khi mà lợi ích
được dung hòa thì khi đó mới tạo lên sự đồng thuận của toàn xã hội, lúc đó con
đường phát triển của nước ta mới thực sự bền vững.
Chuông đồng
sự phát triển của đất nước kéo theo nhiều vấn đề cần có sự quan tâm giải quyết. Xung đột về lợi ích là điều rất dễ xảy ra. chính sách của Đảng và Nhà nước cần thỏa mãn lợi ích tập thể và lợi ích riêng của cá nhân.chỉ có thế mới hạn chế được những sự việc tương tự
Trả lờiXóaVụ việc này đang được một số trang mạng tung tin và đưa rất nhiều thông tin trái chiều về vụ việc này, có ý kiến cho rằng công an đang thực hiện nhiemj vj của mình,có ý kiến nói rằng công đang triển khai lực lượng làm gì đó, nhưn chúng ta cũng dễ dàng hiểu được đâu là sự thật của vấn đề đâu là gốc rễ của sự việc.
Trả lờiXóaAi cũng có tâm lý lo lắng đến lợi ích của mình, nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng nếu ai cũng chỉ biết đến lợi ích của mình, không quan tâm đến tậm thể thì chắc chắn rằng ngưoif đó sẽ mãi mãi đơn độc và không thể phát triển tốt trong điều kiện xã hội hiện nay, chúng ta cần biết đến sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể có như vậy chúng ta mới thực sự phát triển toàn diện được.
Trả lờiXóadân là gốc, chính quyền không được lòng dân có nghĩa là có vấn đề cần xem xét.
Trả lờiXóa