Thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát động toàn dân tham gia đóng góp sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 thời gian qua, các cơ quan tổ chức và quần
chúng nhân dân cả nước đã sôi nổi hưởng ứng. Tuy nhiên, bên cạnh tuyệt đại đại
đa số nhân dân tham gia với tinh thần xây dựng theo đường lối của Đảng đã xuất
hiện một số tổ chức cá nhân thông qua góp ý sửa đổi Hiến pháp
để bày tỏ các quan điểm tiêu cực. Ngày 01/03/2013 Uỷ ban thường vụ Hội Đồng
Giám Mục Việt nam đã có thư góp ý với Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp 1992. Những ngày
sau đó, trang thông tin điện tử của Uỷ ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt nam và nhiều trang thông tin của tổ chức Hội Đồng Giám Mục Việt
nam đồng loạt đăng tải nội dung bức thư trên cùng một số tài liệu được coi là “kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” của
72 người là đồng tác giả (gọi tắt là kiến nghị 72). Trong số 72 người này có
giám mục Nguyễn Thái Hợp – Chủ tịch Uỷ ban Công Lý và Hòa bình đã có lời kêu gọi
“thiết tha mong mỏi đồng bào trong nước
và nước ngoài hưởng ứng”và đồng thời nêu rõ danh tính của các vị giáo sỹ
trong Hội Đồng Công giáo tham gia ký tên, trong đó có nhiều lãnh đạo trong Hội
Đồng Giám Mục Việt nam. Nội dung của bức thư và bản kiến nghị trên thể hiện nhiều
quan điểm tiêu cực, trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản
Việt nam, trái với con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn, cụ thể:
Một
là, phủ nhận những giá trị tích cực của chủ nghĩa Mác– LêNin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Trong
bức thư gửi Uỷ ban sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 Thường trực Hội Đồng Giám Mục
Việt nam tỏ rõ quan điểm không đồng tình với các quy định trong dự thảo Hiến
pháp là “lấy chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” vì cho rằng “Chủ nghĩa Lấy chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng tự thân là chủ nghĩa vô thần” và quy định như vậy là “tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết”.
Họ quy kết rằng “sự trói buộc tư tưởng
vào ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của nhân dân Việt nam”. Từ
đó đề nghị Hiến pháp phải sửa đổi như sau “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm
nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt nam”. Các tác giả của
bản kiến nghị 72 cũng yêu cầu xóa bỏ nội dung quy định trong bản dự thảo sửa đổi,
bổ sung Hiến pháp năm 1992 có đề cập đến chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Hai
là, Không ủng hộ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam và con đường đi
lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Thường
trực Hội Đồng Giám Mục Việt nam cho rằng vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của
Đảng Cộng Sản Việt nam được quy định trong Hiến pháp 1992 là “mâu thuẫn và bất hợp lý... sự bất hợp lý đó dẫn tới sự bất hợp lý trong
thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn tới bất ổn về xã hội,
kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước”. Từ đó Thường trực
Hội Đồng Giám Mục Việt nam đề nghị Uỷ ban sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 sửa đổi
theo hướng “phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách
xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ chính đảng phái chính trị nào”. Các tác giả của bản
kiến nghị 72 cũng phản đối quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
nam trong bản Hiến pháp sửa đổi 1992 và yêu cầu phải xóa bỏ điều 4 trong Hiến
pháp với lập luận rằng “nếu thật sự cho
nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội thuộc
về một tổ chức chính trị hay một từng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân
dân”. Về phần lời mở đầu của bản dự thảo Hiến pháp 1992 có đề cập đến vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đối với
cách mạng Việt nam, các tác giả của bản kiến nghị 72 cho rằng “Lời mở đầu không
phải là nơi tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào” đồng thời
quy định nội dung Hiến pháp không được quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt nam và không tán thành con đường đi lên CNXH của nước ta.

Ba
là, đề nghị tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình phương Tây và không thực hiện
quản lý Nhà nước đối với tôn giáo.
Khi
đề cập đến vấn đề tổ chức bộ máy nước ta Thường trực Hội Đồng Giám Mục Việt nam
cho rằng “việc tổ chức ba bộ phận thực hiện
quyền chính trị (lập pháp, hành pháp, tư pháp) phải độc lập vì “... trong thực
tế của Việt nam cho thấy đã không có sự thống nhất này dẫn tới tình trạng lạm
quyền, lộng quyền gây nên những bất công, suy thoái về nhiều mặt của đời sống
xã hội”. Các tác giả của bản kiến nghị 72 cũng đề nghị Nhà nước tổ chức
theo mô hình tam quyền phân lập, nguyên thủ quốc gia là tổng thống, thực hiện
phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang. Về quyền tự do tôn giáo, ban Thường
trực Hội Đồng Giám Mục Việt nam Nhà nước không quản lý các hoạt động tôn giáo
như đào tạo, truyền chức , thuyên chuyển, chia tách, sát nhập... các tổ chức
tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội công cộng như y tê, giáo dục đào tạo...
Đây
là lần đầu tiên, kể từ khi đất nước ta thống nhất đến nay, một số giáo sĩ, giám
mục Hội Đồng Giám Mục Việt nam chính thức bày tỏ một cách công khai về quan điểm
chính trị trên với Nhà nước và xã hội, với tất cả các cơ quan công luận trong
và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu xem xét cả quá trình cho thấy các tư tưởng trên
được hình thành từ rất lâu rồi, tồn tại âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt.
Ngay sau khi thành lập chính quyền và trải qua hai cuộc kháng chiến trường
chinh chống giặc ngoại xâm, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện các chính
sách tôn trọng và bảm đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân. Năm 1980 Hội Đồng Giám Mục Việt nam đã tiến hành cuộc họp đầu tiên nhằm thống
nhất Hội Đồng Công Giáo của cả nước. Hội Đồng Giám Mục Việt nam đã đưa ra thư
chung nêu rõ hướng hoạt động của Giáo hội là “đồng hành cùng dân tộc, sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vu hạnh
phúc của đồng bào”. Tuy nhiên, từ đó đến nay một bộ phận không nhỏ các giáo
sỹ của Hội Đồng Giám Mục Việt nam mặc dù không công khai chống chính quyền
nhưng bằng những hình thức khác nhau
luôn tỏ thái độ không ủng hộ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam
và con đường đi lên CNXH của nước ta. Để thực hiện điều này, Hội Đồng Giám Mục
đã chỉ đạo cho các giáo sỹ trong quá trình giảng đạo hoặc tiếp xúc với các giáo
dân luôn tranh thủ cơ hội để tuyên tuyền
xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam và tính ưu việt của chế độ
XHCN.
Tại
các vùng giáo công tác phát Đảng viên và hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng bị
gây khó khăn bởi nhiều thủ đoạn của một
số chức sắc tôn giáo. Các giáo dân có nguyện vọng vào Đảng bị các giáo sỹ dung thần
quyền, giáo lý đe dọa, chèn ép, cô lập với phương châm “sống không người đến, chết
không ai chôn”, các giáo dân là Đảng viên không được các linh mục làm phép
thánh khi gia đình có đám cưới, đám tang, nếu muốn được làm phép thì phải viết
đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt nam. Những thanh niên công giáo có ý định
xin vào Đảng cũng bị các linh mục đe dọa, tẩy chay, các tổ chức cơ sở Đảng
trong vùng giáo bị các linh mục, giáo dân cuồng tín gây khó khăn, cản trở thực
hiện.
Hơn
nữa, các trang thông tin Hội thường xuyên đăng tải các thông tin, bài viết đả
kích, tuyên tuyền, xuyên tạc, mạ lị Đảng Cộng Sản Việt nam và mô hình XHCN ở nước
ta hiện nay. Định kỳ hằng năm, Uỷ ban Công Lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục
Việt nam ban hành “bản nhận định về tình
hình kinh tế - xã hội Việt nam”. Theo đó, tổ chức này thường xuyên xuyên tạc
sự thật, phủ nhận những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta đã đạt được, thổi phồng
những hạn chế yếu kém của Đảng, Nhà nước ta, bênh vực, cổ súy cho những đối tượng
tín đồ công giáo hoạt động xâm phạm An ninh quốc gia Việt nam.
Về
quyền tự do ngôn luận, một số đối tượng trong Hội Đồng Giám Mục Việt nam luôn
cho rằng “Nhà nước cần cho phép báo chí
tư nhân hoạt động, đồng thời xóa bỏ Điều 88 BLHS về tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt nam.” Để thực hiện ý đồ này, mỗi khi chính quyền xử
lý các đối tượng là tín đồ tôn giáo vi phạm pháp luật, một số tổ chức tôn giáo
của Giáo hội đã soạn thảo các văn bản, vận động các tín đồ cùng ký tên và gửi đến
các cơ quan chức năng tỏ rỏ quan điểm phản đối, yêu cầu trả tự do cho các đối
tượng đó. Các linh mục trong quá trình giảng đạo cho các tín đồ của mình luôn xuyên tạc rằng “việc xử lý các đối tượng trên là đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền
và chúng ta phải có trách nhiệm đấu tranh với nó.”
Quá
trình tồn tại các quan điểm tiêu cực của một số thành viên Hội Đồng Giám Mục Việt
nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan nhưng
chủ yếu là do ảnh hưởng của thế giới quan, một số bộ phận giáo sỹ công giáo đã
bị các thế lực thù địch truyên truyền, xuyên tạc về chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nước ta. Cho rằng, Đảng Cộng Sản Việt nam và chế độ XHCN Việt nam là vô thần nên chèn ép, đàn áp các lực
lượng xã hội mang quan điểm hữu thần, trong đó có tôn giáo.
Hải Trang