Từ khi Chủ Nghĩa Xã Hội
ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ, nó gắn liền với cái gọi là tư duy chính trị mới của
các đối tượng chống đối. Nội dung cơ bản đó là đa nguyên, đa đảng đối lập trong
thời kỳ cải tổ Liên Xô và Đông Âu cũ. Nếu trước đây hoạt động của tổ chức phản
động diễn ra lén lút, bí mật với khẩu hiệu là: “lật đổ chính quyền khôi phục chế
độ cũ” theo phương thức vũ trang thì nay chuyển sang xu hướng công khai hóa, quốc
tế hóa, hội nhập hóa tiến hành đấu tranh công khai “bất bạo động” các chiêu bài
đòi mở rộng “dân chủ, nhân quyền, đòi đa nguyên đa đảng” mà không trực tiếp đưa
ra mục đích cuối cùng của mình là lật đổ chính quyền.
Mục tiêu của chúng ta là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản không chấp nhận đa nguyên đa đảng, không hình thành các tổ chức đối lập
làm đối trọng vơi ĐCS. Tổ chức đối lập ở Việt Nam là tập hợp các phần tử có
cùng quan điểm tư tưởng chính trị câu kết chặt chẽ với nhau hình thành tổ chức
cơ cấu hệ thống đường lối rõ ràng hoạt động công khai “bất bạo động” và đại diện
cho một bộ phận quần chúng nhất định ở trong nước mục tiêu trang giành đòi chia
sẻ dần dần xóa bỏ thể chế chính trị của nước ta.
Tổ chức có đường lối cụ thể rõ ràng, cách thức chống đối
bài bản có bước đi lộ trình cụ thể. Chúng nêu rõ mục đích công khai là tranh
giành đòi chia sẻ tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Phong trào công
khai hợp pháp quốc tế hóa, hợp pháp háo tổ chức trong nước (tên gọi cơ cấu nhân
sự, trụ sở, cương lĩnh điều lệ, ra báo làm cơ quan ngôn luận cho tổ chức với
tính chất nhiều cấp độ khác nhau). Hoạt động với khẩu hiệu: “thúc đẩy dân chủ mở
rộng nhân quyền”, lợi dụng các vấn đề ngạy cảm, tiêu cực, khó khan, khuyết điểm
những sai sót trong việc đề ra những đường lối chính sách, bóp méo chủ trương,
chính sách của Đảng pháp luật của Nhà Nước, vu cáo Nhà Nước chuyên quyền độc
đoán vi phạm dân chủ nhân quyền từ đó lôi kéo quần chúng đấu tranh nghị trường
hoặc sử dụng áp lực tiến tới xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét