(Dân trí) -“Nếu yêu
cầu tiết lộ nguồn tin cho các cơ quan nhà nước như đề xuất của Bộ Công an thì
sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân. Họ sẽ không dám cung cấp thông tin cho báo chí
nữa....” - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ông Phạm Quốc Anh.
Những ngày qua,
làng báo có 2 “sự kiện chấn động”. Thứ nhất, Chính phủ ban hành Quy chế phát
ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký.
Thứ hai là việc Bộ
Công an cho biết sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí theo hướng “chánh án Tòa án
nhân dân, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các
cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng”.
Việc ban hành Quy
chế quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Quy chế không chỉ thể hiện
tính công khai mà còn khẳng định thông tin cho báo chí là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước đối với người dân.
Thế nhưng vấn đề
thứ hai thì ngược lại, ngay lập tức nó vấp phải sự không đồng tình của báo
giới, đại biểu Quốc hội, luật sư và dư luận.
Đã có rất nhiều ý
kiến gửi về các tòa soạn báo xung quanh vấn đề này.
Trên báo Dân trí,
ông Hà Minh Huệ - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt
Nam cho biết năm 2012, khi dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã đưa
ra quy định tương tự. Song “lập tức gặp phải những ý kiến không đồng tình vì
không phù hợp với điều 7 Luật Báo chí. Cơ quan thẩm tra dự án luật này là Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội khi đó cũng không đồng tình và đề nghị xử lý vấn đề
nhằm tránh mâu thuẫn với Luật Báo chí”, ông Huệ nói.
Trên báo Tuổi trẻ,
Nhà báo Mai Thúc Long, nguyên Phó TGĐ Đài tiếng nói Việt Nam khẳng định: “Nếu
yêu cầu tiết lộ nguồn tin cho các cơ quan nhà nước như đề xuất của Bộ Công an
thì sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân. Họ sẽ không dám cung cấp thông tin cho báo
chí nữa. Điều này làm hạn chế không nhỏ đến kết quả tác nghiệp của báo chí
trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực”.
Trả lời báo chí,
Nhà báo Phan Lợi, Phó Thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP HCM đặt vấn đề về con số
khổng lồ các “thủ trưởng cơ quan điều tra” bởiCơ quan Cảnh sát điều tra (CQ
CSĐT) của Bộ (gồm nhiều Cục); CQ CSĐT cấp sở (gồm có nhiều Phòng) và CQ CSĐT
cấp huyện (gồm nhiều Đội) … “Như vậy, nhà báo và cơ quan báo chí sẽ phải phục
vụ nhiều loại đối tượng hơn rất nhiều so với hai đối tượng (viện trưởng
VKS và chánh án tòa cấp tỉnh) như quy định tại điều 7 Luật Báo chí hiện
hành” – Nhà báo Phan Lợi nói.
Trên nhiều cơ quan
thông tin đại chúng, các đại biểu Quốc hội và giới luật sư cũng bày tỏ sự bất
đồng.
Đại biểu Quốc hội
khóa XII Lê Văn Cuông còn đề xuất cần phải sửa Luật Báo chí để “mở rộng vai
trò, quyền lực, phạm vi hoạt động cho báo chí vì báo chí là lực lượng tham gia
vào công tác phòng chống tham nhũng rất hiệu quả”.
Về phía luật sư,
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính TW Đảng, ông
Phạm Quốc Anh nói thẳng: “Nếu quy định như Bộ Công an đề xuất thì không ai cung
cấp thông tin cho báo chí nữa”.
LS Nguyễn Văn Hậu,
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng điều 7 Luật Báo chí hiện hành phù hợp
với nhiều thông lệ, quy định quốc tế. “Thẩm quyền của CQĐT đã quy định rất rõ
trong Pháp lệnh về điều tra và Bộ Luật Tố tụng Hình sự, không thể điều chỉnh cả
trong Luật Báo chí được” – Ông Hậu nói.
Theo LS Trần Đình
Triển, không thể làm ngược lại Luật tố cáo bởi tạikhoản 2 điều 9 quy định:
“Người tố cáo được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá
nhân khác của mình…”.
Từ các ý kiến trên,
có thể nhận thấy về khía cạnh truyền thông, đề xuất của Bộ Công an sẽ triệt
tiêu nguồn thông tin, đặc biệt là với những vụ tham nhũng, các nhà báo sẽ không
có được nguồn thông tin từ nhân dân.
Về khía cạnh pháp
lý, đề xuất trên sẽ tạo nên sự chồng chéo giữa Luật tố cáo, Pháp lệnh về điều
tra và Bộ Luật Tố tụng Hình sự
Về đạo lý, theo PCT
Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ là trái với điều 6 -quy định về đạo đức nghề nghiệp
người làm báo, bởi: “Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người
cung cấp thông tin” là đạo đức của người làm báo. Điều này càng không hợp với
truyền thống đạo lý của người Việt.
Ở một góc nhìn
khác, có thể khẳng định báo chí là một trong những nguồn thông tin vô cùng quan
trọng trong công cuộc chống tham nhũng đồng thời cũng là trợ thủ đắc lực của
Quốc hội. Không ít những thông tin quan trọng đến được với Quốc hội và đại biểu
Quốc hội nhờ kênh báo chí.
Vì vậy, trong mặt
trận an ninh xã hội và đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng hiện nay, đáng lý
lực lượng công an nên coi báo chí là người bạn đồng hành thì ngược lại, đề xuất
trên coi báo chí như “cấp dưới” mà cơ quan công an là…“thủ trưởng”!
Đề xuất này còn dễ
dẫn đến sự “hiểu nhầm” là hạn chế người dân tố cáo tham nhũng, tiêu cực.
Cần khẳng định lại
rằng Báo chí Cách mạng Việt Nam là diễn đàn của nhân dân. Do đó, mọi qui định
hạn chế hoạt động của báo chí đồng nghĩa với việc hạn chế quyền lực của nhân
dân, một quyền lực tối cao đã được ghi trong Hiến pháp.
Có lẽ, cách hành xử
tốt nhất là Bộ Công an nên rút lại ý tưởng đề xuất này như đã từng rút đề xuất
quy định xóa tên trong hộ khẩu cách đây không lâu.
Bùi Hoàng Tám
-------------------------------------------------------------------
BLOG rất mong nhận
được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
.
mình nghĩ việc Bộ Công An sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí. cũng là nghĩ đến sự xác thực cho thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý thông tin này. Nhưng xét mặt khác thì vấn đề Bộ Công an tham mưu chưa được hợp lý. bởi vậy dư luận phản đổi cũng là chuyện thường tình. Cần thực hiện những biện pháp hợp lý hơn
Trả lờiXóaCũng khó có thể trách ai vì các cơ quan như Bộ Công an thì cần những thông tin được tiết lộ nguồn để phục vụ cho công tác cưa mình.Nhưng đồng thời các Nhà báo, Phóng viên lại cần phải giữ bí mật nguồn tin, vì đấy là một khía cạnh của nghề nghiệp, nếu làm theo quy định mới thì sẽ rất khó trong việc lấy tin, vì ai dám cấp tin nữa.Cần có những đề xuất hợp lý hơn.
Trả lờiXóaXung quanh vấn đề sửa đổi điều 7 trong Hiến pháp còn rất nhiều điều phải bàn. Việc cung cấp nguồn thông tin đăng tải trên truyền thông cho Bộ Công An có lợi cho vấn đề quản lý và kiểm soát những sai phạm tuy nhiên điều đó lại làm lo ngại trong dân bởi họ sẽ không dám cung cấp thông tin báo chí và truyền thống giữ bí mật về người đưa tin sẽ bị phá vỡ.
Trả lờiXóaLại một vấn đề "hot" mà toàn bộ công dân phải chú ý đến , điều này quả thật là khó giải thích , được cái này thì thiếu hụt cái kia . Theo tôi để tránh tình trạng có những lời lẽ không hay thì chúng ta nên chờ đợi xem tình hình thế nào không nhất thiết phải phản ảnh gay gắt gì cả .
Trả lờiXóaChuyện này cần cân nhắc bây giờ yêu cầu báo chí cung cấp thông tin người tố cáo nhưng mà mấy ảnh công an liệu có đảm bảo an toàn cho họ và gia đình họ khỏi sự đe dọa tấn công của tội phạm hay không đây chính là băn khoăn khiến người dân sẽ không cung cấp tin cho báo chí nữa. Nên xem xét lại vấn đề này cho kỹ.
Trả lờiXóaChúng ta cần phải để các cơ quan tổ chứ, người dân góp ý về vấn đề này bởi việc tố giác tội phạm, cung cấp tin tức cho cơ quan công an thì cơ quan công an cần phải đảm bảo sự an toàn bí mật cho danh tính của người báo tin có như vậy thì họ mới dám báo với cơ quan công an, nhưng cần phải quy định quyền lợi và trách nhiệm của người đó với tin tức của mình
Trả lờiXóaViệc tố giác tội phạm là rất cần thiết trong việc đấu tranh phong chống tội phạm, trong đố quần chúng nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác đó. Do vậy chúng ta cần phải có những chính sách như thể nào để khuyến khích nhân dân tố giác tội phạm đồng thời bảo vệ những người tố giác tội phạm đặc biệt là thông tin cá nhâ
Trả lờiXóaVấn đề này hết sức nhạy cảm vì nói liên quan tới tâm lý của người tố cáo, nếu không đảm bảo an toàn bí mật về thông tin cho người tố giác tội phạm thì chẳng thể có ai tố giác tội phạm cả. Do vậy các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ lấy ý kiến rộng rãi trước khi bản hành đảm bảo phù hợp với thực tế
Trả lờiXóaÝ kiến này của bộ công an cần phải làm được thảo luận kỹ lưỡng hơn nữa trước khi đi vào thực tế bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn tới việc nhận tin tố giác về tội phạm của người dân. Do vậy chúng ta cần nghiên cứu thật kỹ xét các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này do vậy cần làm tốt
Trả lờiXóaQuần chúng nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện tội phạm vào báo với cơ quan chứ năng do vậy chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ trước khi ban hành thành văn bản có tinh pháp lý. Nếu để nhân dân có tâm lý lo ngại trong việc tố giác tội phạm là rất khó khăn do vậy chúng ta cần phải chú ý
Trả lờiXóaÝ tưởng này cần phải được xem xét lại. Theo cá nhân tôi thì không nên áp dụng ý tưởng này vào thực tế bởi vì tâm lý của quần chúng nhân dân rất ngại trong việc tố giác tội phạm mà bị lộ thông tin cá nhân điều này ảnh hưởng ất lớn tới việc phòng chống và đấu tranh với tội phạm do vậy chúng ta cần phải chú ý
Trả lờiXóabáo chí là một nguồn thông tin quan trọng để người dân sẽ có thể tiếp nhận thông tin và biết được thông tin nào là thông tin đúng và chính xác thế nên chúng ta cần có nhận định rõ ràng về hoạt động và ý tượng này,. thông tin phòng chống và đấu tranh với tội phạm chúng ta cần tuyên truyền
Trả lờiXóaĐể phục vụ tốt hơn cho quá trình điều tra vụ án, các thông tin chính xác thì việc điều tra sẽ được giúp ích rất nhiều. Việc Bộ Công An có ý kiến như vậy cũng là hợp lý, nhưng thiêt nghĩ, để làm được như vậy thì cả BCA và chính phủ phải có những biện pháp tăng cường, đảm bảo an toàn hơn nữa cho các nhà báo trước các mối nguy hiểm nếu họ phải cung cấp thông tin như vậy.
Trả lờiXóaCũng không thể nói rằng đây là một ý kiến sai của Bộ Công An được. khi mà quá trình điều tra vụ án, những thông tin chính xác được cung cấp thì tiến độ của vụ án sẽ được đẩy lên rất nhiểu. Việc đề xuất của BCA như vậy cũng là dễ hiểu. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là sự an toàn cho các nhà báo khi họ tiết lộ thông tin. Nếu làm được điều đó thì ý kiến của BCA sẽ là một ý kiến rất tốt.
Trả lờiXóaQua bài viết và đọc rất nhiều góp ý của một số người ở trên và theo suy nghĩ của tôi, tôi thấy rằng đề xuất của Bộ Công An chưa hợp lý lắm. Nếu thông tin nào báo chí đưa sai đã có viện kiểm sát vào cuộc rồi. Nếu ta đưa ra điều này thì thế giới họ lài càng có cớ là nước ta không dân chủ, không được tự do báo chí. Càng có cớ cho bọn phản động bôi nhọ chế độ ta. Chính vì vậy BCA cần xem lại.
Trả lờiXóaTheo mình thì đồng ý với việc Bộ Công an tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí theo hướng “chánh án Tòa án nhân dân, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Bởi vì việc tham những, quan liêu nếu người dân tố cáo lên các cơ quan báo chí thì CA cũng phải vào việc mới giải quyết được. Hơn nữa còn nhiều vấn đề mà hiện nay cần lực lượng CA giải quyết mà sự kìm hãm nhiều khi là ở mấy tờ báo
Trả lờiXóaMuốn nói sao thì nói, nhưng động chạm đến hình ảnh Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của toàn thể dân tộc Việt Nam thì lũ dân làm báo đáng bị phỉ nhổ và chửi hàng trăm ngàn lần. Biết rằng chó sủa thì cũng chỉ là tiếng chó, chẳng ảnh hưởng gì đến người, nhưng để chúng lải nhải mãi bên tai cũng khó chịu, phiền phức, giống chó ấy chỉ có thịt hết đi mà thôi.
Trả lờiXóa