Vậy là Hội nghị TƯ 7 đã khép lại. Trong 8 vấn đề
đưa vào nội dung nghị sự thì chỉ có 2 ra được nghị quyết. Đó là vấn đề dân vận
và biến đổi khí hậu. Còn lại 6 vấn đề chỉ đưa ra kết luận, trong đó có những nội
dung quan trọng như đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, sửa đổi Hiến Pháp.
Những kì vọng của những người quan tâm đến đời sống chính trị đã bị dập tắt.
Qua Hội nghị này,
nó giúp khẳng định thêm một hiện tượng nổi cộm trong đời sống chính trị Việt
Nam đó là đấu tranh tư tưởng giữa phái cấp tiến với phái bảo thủ. Giới thạo tin
và các nhà bình luận đã đưa ra rất nhiều nhận định, đánh giá khác nhau. Song, tựu
trung lại, đều cho rằng có sự rạn nứt trong nội bộ của Đảng cộng sản. Điều này
có thực không, bản chất của nó là gì?
Nhìn những biểu hiện
bên ngoài thì có vẻ là như vậy, có sự phân hóa trong nội bộ TƯ đảng với hai đầu
cực. Nhưng đây không phải là sự chia rẻ mà là sự đấu tranh tư tưởng giữa hai
trường phái bảo thủ và cấp tiến như cách gọi của giới triết học. Khái niệm bảo
thủ và cấp tiến ở đây là một phạm trù chính trị học hiểu theo nghĩa: “Bảo thủ”
là việc coi những giá trị truyền thống là chân lí. Còn “Cấp tiến” là việc chọn
lựa sự thay đổi không câu nệ vào giá trị truyền thống.
Giới thợ viết trên
mạng thì cho rằng: Ông Nguyễn Phú Trọng, sau Đại hội Đảng toàn quốc, với Nghị
quyết Trung ương 4 về cuộc chiến chống tham nhũng, suy thoái. Gần đây, mạnh bạo
hơn, ông còn cho đưa Hiến pháp ra thảo luận để sửa đổi làm nhiều người kỳ vọng
vào ông, một chính trị gia chính chắn sẽ có những đổi mới chính trị. Song, sau
lần hội nghị TW6 chẳng kỉ luật được một ai, rồi phát biểu của ông tại Vĩnh
Phúc, mọi kì vọng tiêu tan. Lúc đầu người ta còn hi vọng đây chỉ là một cú sẩy
miệng. Nhưng không, điều này càng được khẳng định thêm trong hai bài phát biểu
của ông khi khai mạc và bế mạc Hội nghị Trung ương 7 với đủ thứ kiên định.
Không khí chính trị
chao đảo, thất thường. Lúc đầu dân chúng ủng hộ Tổng Bí thư, lên án Thủ tướng
vì những đổ bể của Vinashin, Vinalines. Sau cú phát biểu trong kì họp Quốc hội
rằng mình sẽ không từ chức, Thủ tướng càng mất điểm nghiêm trọng. Đi đâu người
ta cũng thấy xì xào bàn tán thậm chí thóa mạ vị Thủ tướng của họ với đủ tội
tham nhũng, gia đình trị, chủ nghĩa thân hữu, lợi ích nhóm, yếu kém về năng lực
quản lí đẫn đến nguy cơ suy sụp kinh tế. Thế nhưng, sau những phát biểu của vị
Tổng Bí thư, bỗng nhiên nhiều người đã đảo chiều quay sang ủng hộ Thủ tướng với
tâm thế thà ủng hộ nhóm lợi ích để đổi mới chính trị còn hơn là bị trói buộc. Mới
thấy, khát vọng đổi mới chính trị đã rất bức bách trong dân chúng. Đáng tiếc, Hội
nghị Trung ương 7 đã gác lại vấn đề cốt tử của đời sống chính trị đất nước. Mặc
dầu trong diễn văn khai mạc, Tổng Bí thư đã yêu cầu là phải có nghị quyết. Dấu
hiệu không ra được nghị quyết chắc không phải có chia rẻ nội bộ như một số lời
đồn đoán, mà là dấu hiệu cuộc đấu tranh giữa quan điểm tư tưởng bảo thủ với cấp
tiến trong cải cách chính trị chưa ngã ngũ. Đây thực ra cũng là một dấu hiệu mới
cho thấy truyền thống tập trung dân chủ trong Đảng đang bị thử thách. Đó là dấu
hiệu của dân chủ.
Vậy điều gì đã khiến
vị Tổng Bí thư cùng giới bảo thủ kiên định lập trường với ý thức hệ và con đường
chủ nghĩa xã hội đến vậy?
Có lẽ, nên bắt đầu
từ khái niệm nhận thức lí luận về chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Theo đó chủ
nghĩa xã hội được nêu trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
được khái quát với 8 đặc trưng: Đó là một xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ
yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng
đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển;
Có nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới.
Có thể thấy, về lí
thuyết nó là một xã hội tốt đẹp chẳng khác gì mấy so với các nước dân chủ khác,
trừ hai điểm còn nhiều tranh cãi “Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”
và sự “lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và duy nhất” của Đảng cộng sản đối với Nhà
nước.
Tại sao phái bảo thủ
vẫn kiên định mục tiêu Chủ nghĩa xã hội cho Việt Nam. Điều này có thể nhận thấy
trong bài phát biểu của Tổng Bí thư trong chuyến đi Cu Ba, trong đó có mấy vấn
đề cốt tử mà họ cho là đúng đắn. Đó là vấn đề người bóc lột người và vấn đề bất
công bằng trong phân chia lợi ích của chủ nghĩa Tư bản, mà biểu hiện cụ thể của
nó là sự phân hóa giàu nghèo. Theo những người bảo thủ, muốn tạo ra sự công bằng
trong xã hội thì phải nắm cho được tư liệu sản xuất chủ yếu, quản lí cho được sản
phẩm xã hội để phân chia cho mọi người theo phương châm “xấu đều hơn tốt lõi”.
Vì vậy, họ đã không buông tay với tư liệu sản xuất chủ yếu ví như đất đai (đi
liền với nó là tài nguyên thiên nhiên). Họ đã không buông tay đối với doanh
nghiệp nhà nước, nguồn thu chủ yếu cho ngân sách bằng chính sách nộp ngân sách
toàn bộ lợi nhuận thu được (chứ không phải chỉ mấy đồng thuế). Đối với họ, công
cụ thuế, trên nền sản xuất nhỏ lẻ, vẫn chưa đủ mạnh để có tiềm lực chi phối, giải
quyết những vấn đề xã hội. Họ chưa tin tưởng rằng một nền kinh tế thị trường thả
lỏng tất yếu sẽ đưa đến dân chủ.
Quốc hữu hóa tài
nguyên và các tập đoàn kinh tế còn một nguyên nhân sâu xa từ thực tiễn xã hội
VN sau chiến tranh. Đấy là đối tượng phải thực hiện chính sách xã hội quá lớn.
Ngoài đội ngũ 7 triệu cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang ăn lương, Việt Nam
còn có 8,8 triệu người có công (thân nhân liệt sĩ, thương binh, bà mẹ VNAH, cựu
chiến binh, thanh niên XP, người phơi nhiễm dioxin…), 4,4 triệu người hưu trí,
hàng trăm ngàn hộ nghèo, trẻ em đi học ở vùng sâu, vùng xa, hàng triệu người
tàn tật, khuyết tật, người già cần giúp đỡ… Tất cả đều chỉ trông chờ vào ngân
sách NN. Trong điều kiện một nền sản xuất nhỏ lẻ, yếu ớt, nguồn thu từ thuế
không đủ trang trải.
Ngược lại với giới
bảo thủ, những người cấp tiến, mong muốn cải cách, mà đại diện là giới trí thức
cấp tiến như nhóm 72. Ban đầu, nhóm này hình thành từ một diễn đàn chung
“Bauxite” để phản biện một chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Sau này
nó lan sang nhiều nội dung khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc
phòng… gặp gì viết nấy và không có một lí thuyết chung về phê phán. Họ cho rằng,
sau những cải cách theo kinh tế thị trường đạt được thắng lợi, giải phóng được
sức sản xuất, kích thích được nền kinh tế phát triển thì phải đi xa hơn nữa. Họ
cho rằng cần vượt qua những phạm trù tương phản giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa, giữa cái tân thời với cái cổ truyền, giữa đặc điểm của Phương Đông
và phương Tây. Tuyên ngôn của phái cấp tiến được thể hiện trong dự thảo Hiến
pháp 2013 mà họ đưa ra. Nổi bật lên là thực thi đa nguyên chính trị, xây dựng một
Nhà nước theo hướng tam quyền phân lập, tư hữu hóa, tư nhân hóa toàn bộ nền
kinh tế.
Những kiến nghị của
phái cấp tiến không phải là không có giá trị. Tuy nhiên, nó chưa được giới bảo
thủ tiếp nhận tất cả mà chỉ xem xét những vấn đề phù hợp. Rõ ràng, nếu thực hiện
ngay những gì như kiến nghị của giới cấp tiến đưa ra thì đấy là cả một cuộc
cách mạng chính trị gạt bỏ sang một bên những gì mà giới bảo thủ đã đạt được
trong đấu tranh cho sự công bằng xã hội gian khổ nhiều năm qua. Việc này cũng đồng
nghĩa với nguy cơ rối loạn xã hội do bỏ qua những đặc thù của xã hội Việt Nam
sau chiến tranh như đã nói ở trên.
Hội nghị TW 7 vừa rồi
đã gián tiếp trả lời cho cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng qua việc không ra được
nghị quyết như đã định. Giới bảo thủ thì đang hoãn binh, còn giới cấp tiến thì
đang hi vọng do còn cơ hội. Rõ ràng đây là bước chuyển rất khó khăn cho chính
trường Việt Nam. Hơn lúc nào hết sự đoàn kết trong Đảng trở thành yếu tố quyết
định cho vận mệnh quốc gia.
Cần phải thấy rằng,
những mâu thuẫn, bất đồng trong Hội nghị TW 7 vừa rồi là mâu thuẫn có chung lợi
ích. Mâu thuẫn có tính tranh luận, phản biện giữa hai xu hướng tư tưởng bảo thủ
và cấp tiến nhằm tìm ra con đường đi đúng đắn vừa giữ vững sự ổn định xã hội vừa
phát huy được sức mạng dân tộc, phát triển đi lên. Chứ không phải là sự đối đầu,
triệt hạ lẫn nhau để thắng thế như một số bài viết trên mạng.
Phụ họa cho những
âm mưu chia rẻ, trong thời gian gần đây trên internet xuất hiện một số trang mạng
công kích trực diện vào giới chóp bu của Đảng và Nhà nước. Trước hết là họ dùng
thông tin bịa đặt, thổi phồng để bôi nhọ các vị trong Bộ chính trị về lối sống
cá nhân, về bất minh kinh tế, về khuất tất trong liên minh, sử dụng con người
nhằm hạ thủ nhau. Thứ hai, họ đánh lận con đen bằng cách đẩy những bất đồng
trong đấu tranh tư tưởng của nội bộ đảng thành mâu thuẫn phe nhóm, đào sâu hố
ngăn cách giữa hai phe.
Thiếu bình tĩnh và
ngộ độc thông tin trong thời điểm này là rất nguy hiểm, nhất là kì họp Quốc Hội
đang tới gần với việc hệ trọng là bỏ phiếu tính nhiệm cho những chức danh chủ
chốt do Quốc Hội bầu.
Mõ Làng
Tôi không hiểu được những nhận định của mõ làng, bởi việt nam từ xưa đến nay làm gì có khái niệm, làm gì có chuyện chia chác thành hai phe bảo thủ và cấp tiến gì đó. Việt nam do đảng cộng sản lãnh đạo là một thể thống nhất, việc tranh luận, đấu trí giữa những luồng tư tưởng khác nhau là đều vì mục đích chung là xây dựng xã hội, xây dựng đất nước việt nam tốt đẹp hơn.
Trả lờiXóaBạn ơi bạn đọc kỹ lại bài của bác mõ làng đi ý kiến của bác không hề có ý là Việt Nam đang tồn tại các phe phái mà bác đang muốn phân tích vấn đề ở đây là các luồng ý kiến của các xu hướng vì lợi ích chung của cả dân tộc mà bạn những mâu thuẫn có lợi ích chung ấy là nhằm tìm cái tốt nhất và một điều khác bác mõ muốn truyền đạt tới chúng ta là vấn đề các kẻ xấu đang lợi dụng cái mâu thuẫn vì lợi ích chung ấy thổi phồng chúng lên xuyên tạc vấn đề đi.Và một vấn đề khác là những thế lực thù dịch đang làm đó là vu khống những vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước để hạ uy tín của họ.
XóaHội nghị TW 7 vừa rồi đã gián tiếp trả lời cho cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng qua việc không ra được nghị quyết như đã định. Giới bảo thủ thì đang hoãn binh, còn giới cấp tiến thì đang hi vọng do còn cơ hội. Rõ ràng đây là bước chuyển rất khó khăn cho chính trường Việt Nam. Hơn lúc nào hết sự đoàn kết trong Đảng trở thành yếu tố quyết định cho vận mệnh quốc gia. đúng vậy đó là những nhận định đúng và chính sác nhất trong tình hình hiện nay. đảng và nhà nước ta cần có sự đoàn kết và có tâm trong sửa đổi và bổ sung nhằm đi tới thống nhất quan điểm chỉ đạo và đường lối chính sách để phát triển đất nước ta ngày càng giầu mạnh hơn đó mới là điều cốt lõi của mọi vấn đề
Trả lờiXóahội nghị trung ương 7 đưa ra các chính sách và và đường lối phát triển đất nước nhưng đặc thù của xã hội việt nam chúng ta thì mọi người cần biết rằng có khoảng 1/4 dân số là thuộc diện chính sách và cán bộ công chức phục vụ cho đất nước lên việc thực hiện các chính sách cũ là các tập đoàn kinh tế của nhà nước sẽ góp phần xây dựng và củng cố nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự ổn định xã hội chứ không phải là sự chia rẽ nội bộ mà các thế lực thù địch chúng đang xuyên tạc đó
Trả lờiXóaĐéo thể hiểu được cái việc gì chúng cũng nghĩ ra được, viêc mâu thuẫn phe nhóm trong chính phủ, làm tôi lại ngĩ đến câu chuyện liên tưởng từ bão to và lọ tương, một sự liên tưởng suy đoán chả đâu vào đâu cả.
Trả lờiXóaTôi không hiểu lắm về vấn đề của Mõ làng đang viết. Một sự so sánh ngoài và trong Đảng. Bảo thủ là ai thì đã nói rồi, còn Cấp tiến chỉ là một nhóm người có trình dự thảo sửa đổi hiến pháp 72. Mấy người này không thể đại diện cho một phía gọi là cấp tiến được. Việc so sánh này đang xét trong Bộ chính trị thì lại nhảy ra ngoài. Hình như là chưa cân xứng giữa cái gọi là 2 phe: BẢO THỦ VÀ CẤP TIẾN.
Trả lờiXóaLàm gì thấy có phe nào là phe bảo thủ, phe nào là phe cấp tiến! Việt Nam chúng ta là một thể thống nhất, có thể trong nội bộ có những bất đồng về ý kiến là không thể tránh khỏi. Nhưng ở đây là bất đồng ý kiến để đóng ghóp xây dựng cho đất nước chứ không phải là tranh giành quyền lực gì cả.
Trả lờiXóatrong nội bộ Đảng phân chia ra các phái như vậy, nguy cơ này lại là miến mồi béo bở để những thế lực trái chiều lợi dụng nói xấu về Đảng. Phải thấy rằng có việc chia tư tưởng như vậy cũng là vì những mục tiêu của Đảng. vì sự nghiệp của quần chúng
Trả lờiXóanhững mâu thuẫn, bất đồng trong Hội nghị TW 7 vừa rồi là mâu thuẫn có chung lợi ích. Mâu thuẫn có tính tranh luận, phản biện giữa hai xu hướng tư tưởng bảo thủ và cấp tiến nhằm tìm ra con đường đi đúng đắn vừa giữ vững sự ổn định xã hội vừa phát huy được sức mạng dân tộc, phát triển đi lên. Chứ không phải là sự đối đầu, triệt hạ lẫn nhau để thắng thế như một số bài viết trên mạng. đấu tranh để tìm ra con đường phát triển tốt nhất cho đất nước, có lợi cho nhân dân. CHứ không phải là đấu tranh triệt hạ, tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng của mình. CHúng ta cần nhận thức rõ điều đó và hiểu đúng bản chất. không nên nghe theo những lời kích động, xuyên tạc sai sự thật của những thế lực phản động, chống đối chính quyền.
Trả lờiXóa"Bảo thủ" và "cấp tiến" rõ ràng là hai trường phái tư tưởng đối lập nhau. Theo tôi thì cũng không nên bảo thủ quá làm gì, bởi vì chính sách của mỗi thời mỗi khác, không có thời nào giống thời nào được, đó là sự lạc hậu. Tuy nhiên, nói như vậy không phải để công nhận rằng trường phái cấp tiến luôn đúng, cấp tiến nhưng là cấp tiến như thế nào, ở mức độ nào nó mới đúng. Cho dù là bảo thủ hay là cấp tiến thì cũng phải vì lợi ích của cả một đất nước, phải xem xét kỹ lưỡng chứ không phải muốn "tiến" là tiến được ngay đâu!
Trả lờiXóaỞ đâu cũng vậy thôi đều có 2 mặt của vấn đề. Nhưng tóm lại chúng vẫn thống nhất trong một chỉnh thể. Nếu không có 2 mặt đối lập trong một chỉnh thể luôn luôn đấu tranh phản biện nhau để tìm ra cái tốt hơn thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được. Đất nước sẽ chỉ thụt lùi mà thôi
Trả lờiXóabảo thủ hay là cấp tiến, cái đó chúng ta chưa bàn đến Nhưng chúng ta hãy nhìn vào cái đại cuộc ở đây, xem nó đem lại những lợi ích gì. Rõ ràng là 2 luồng tư tưởng này có những ý kiên đối lập, chưa tương đồng với nhau. Nhưng những mâu thuẫn đó lại chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, sự mâu thuẫn đó để đưa ra những quyết định đúng đắn, tốt nhất cho con đường phát triển của đất nước. Chứ không phải là mâu thuẫn để triệt hạ, tranh giành quyền lực lẫn nhau. chúng ta phải thực sự tỉnh táo nhìn nhận ra vấn đề đó, không để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, nói sai sự thật.
Trả lờiXóaXã hội muốn phát triển, muốn đi lên thì phải cất cái gọi là bảo thủ đi. Chúng ta cần có những thay đổi tích cực hơn nữa để đuổi kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới vì khoảng cách giữa nước ta với họ đang ở quá xa rồi. Nếu không kịp thời thay đổi thì khoảng cách đó sẽ ngày càng kéo dài ra.
Trả lờiXóaBọn phản động tự tuyên truyền phe này phe nọ để chia rẽ nội bộ của ta ấy mà. Chứ thực ra thì Đảng ta là một thể thống nhất. Đôi khi có mâu thuẫn nhưng lại được mọi cán bộ lãnh đạo giải quyết một cách triệt để với mục đích chung là phát triển đất nước theo hướng tiến bộ nhất mà thôi
Trả lờiXóatrong bộ máy chính trị ở nước ta thật sự đang tồn tại 2 trường phái cấp tiến và bảo thủ hay sao? ban đầu sẽ là những tư tưởng không giống nhau tiếp thei sẽ là phân nhóm đi theo 2 hệ tư tưởng khác nhau cứ thế phát triển sẽ còn các cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng. làm mất đoàn kết nội bộ.
Trả lờiXóacó thể do sự đấu tranh giữa 2 phái tư tưởng cấp tiến và bảo thủ lên chưa đưa ra thống nhất đến nghị quyết 6 vấn đề còn lại của hội nghị trung ương 7 vừa qua. cuộc đối đầu trên bàn tư tưởng cũng mong muốn thay đổi đất nước theo hướng phát triển. hai phái tư tưởng đanh có những đấu tranh điều này gián tiếp ảnh hưởng tới các hoạt động chính trị
Trả lờiXóaNhìn những biểu hiện bên ngoài thì có vẻ là nội bộ chia thành 2 phe, có sự phân hóa trong nội bộ TƯ đảng với hai đầu cực. Nhưng đây không phải là sự chia rẻ mà là sự đấu tranh tư tưởng giữa hai trường phái bảo thủ và cấp tiến như cách gọi của giới triết học. Thực ra khi giải quyết một vấn đề nào đó thì luôn luôn có 2 ý kiến trái chiều nhau, chuyện gì cũng vậy, nên việc đưa ra thảo luận và có ý kiến phản bác cúng là chuyện bình thường và điều đó sẽ càng làm cho ý kiến đó được đi đúng đường và chính xác hơn
Trả lờiXóaCuốc đấu tranh này thực chất no làm cho đất nước đề ra được thêm nhiều chính sách phù hợp và đúng đắn mà thôi. Nói cho cùng thì phải luôn có ý kiến này ý kiến nọ mới chứng tỏ được mọi người đều quan tâm đến sự kiện và 2 ý kiến trái chiều của 2 phe cũng gopfs phần phân tích thêm những tồn tại cũng như những sức mạnh có thể phát huy
Trả lờiXóaNhững luồng ý kiến ở hội nghị trung ương VII mà những kẻ ăn theo sự kiện này đang vin vào đó tung ra đủ thứ đủ thể loại tin đồn cố cho rằng nội bộ ta đang tồn tại những mâu thuẫn nhưng bản chất của nó có phải vậy đó là những luông ý kiến những tranh luận những phản biện nhằm hướng đến một lợi ích chung đó là lợi ích của nhân dân của dân tộc chứ không phải là mâu thuẫn như những kẻ xấu tung tìn đồn ác ý.
Trả lờiXóa